Phương Trình Hoá Học

Bài 16. Hợp chất của cacbon

Nội dung bài Hợp chất của cacbon tìm hiểu về Tính chất vật lí của CO và CO2; Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit). Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học. Giúp học sinh hiểu được: CO có tính khử (tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu (tác dụng với Mg, C).

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

A. CACBON MONOXIT

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Là chất khí không màu, không mùi, không vị

- Hơi nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước

- Hóa lỏng ở -191,5oC, hóa rắn ở -205,2oC, rất bền với nhiệt

- CO là khí rất độc

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Cacbon monooxit là oxit không tạo muối ( oxit trung tính)

Ở điều kiện thường không tác dụng với H2O, axít, kiềm.

2. Tính khử

CO cháy trong oxi hoặc không khí: 2CO + O2  2CO2

Tác dụng với nhiều oxít  kim loại (đứng sau Al)

3CO + Fe2O3  3CO2 + 2Fe

III. ĐIỀU CHẾ  

Trong phòng thí nghiệm

HCOOH  CO + H2O

Trong công nghiệp

Sơ đồ lò gas

C + H2 CO + H2 (khí than ướt)

CO2 + C    2CO (khí than khô)

 B. CACBON ĐIOXIT

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Chất khí, không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí

- Tan không nhiều trong nước

- Ở trạng thái rắn, CO2 tạo thành một khối trắng gọi là "nước đá khô". Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, dùng để tạo môi trường lạnh, không có hơi ẩm.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

- CO2 là khí không duy trì sự sống và sự cháy.

- CO2 là oxít axít

- Tan trong nước tạo H2CO3.

CO2(k) + H2O(l)  ⇆ H2CO3 (dd).

III. ĐIỀU CHẾ

1. Trong Phòng thí nghiệm

CaCO3 +2HCl→ CaCl2+CO2+ H2O.

2. Trong Công nghiệp

CaCO3  CaO + CO2

C. AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT

I. AXIT CACBONIC

H2CO3 là axít 2 nấc rất yếu, kém bền phân huỷ thành CO2 và H2O.

H2CO ⇆ H+ + HCO3-

HCO3- ⇆ H+ + CO3 2-

II. MUỐI CACBONAT

1. Tính chất

a) Tính tan

Muối cacbonat của kim loại kiềm, amoni và đa số các muối hidrocacbonat đều tan trong nước

Muối cacbonat của kim loại khác không tan trong nước

b) Tác dụng với axít 

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

HCO3- + H+ →CO2 + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl+CO2 + H2O

CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

c) Tác dụng với dung dịch kiềm

Muối hidrocacbonat tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm.

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

d) Phản ứng nhiệt phân 

Muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm bền với nhiệt. Muối cacbonat trung hòa với kim loại khác, cũng như muối hidrocacbonat, bị nhiệt phân hủy

MgCO3(r)  MgO(r) + CO2(k)

2NaHCO3(r)  Na2CO3(r) + CO2 + H2O

2. Ứng dụng

CaCO3 là chất bột màu trắng, nhẹ, được dùng làm chất độn trong một số ngành công nghiệp.

Na2CO3: Dùng trong công nghiệp thuỷ tinh, đồ gốm, bột giặt

NaHCO3: Dùng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 15. Luyện tập: Polime và vật liệu polime

Nội dung bài học củng cố lại hiểu biết về những phương pháp điều chế Polime, cấu tạo mạch Polime.

Xem chi tiết

Bài 27. Phân tích nguyên tố

• Biết nguyên tắc phân tích định tính và định lượng nguyên tố. • Biết tính hàm lượng phần trăm nguyên tố từ kết quả phân tích

Xem chi tiết

Bài 21. Điều chế kim loại

Nôi dung bài học giúp các em hiểu về nguyên tắc điều chế kim loại cũng như các phương pháp để điều chế như phương pháp nhiệt luyện, thủy luyện, điện phân.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 1 ESTE – LIPIT

Biết công thức cấu tạo của este và một vài dẫn xuất của axit cacboxylic. Nắm vững các tính chất vật lý, tính chất hóa học cũng như nhiều ứng dụng quan trọng của este trong cuộc sống.

Xem chi tiết

Bài 23. Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt

Chúng ta đã học 2 nguyên tố kim loại tương đối điển hình và rất quan trọng trong đời sống, trong sảnxuất đó là nhôm và sắt. Hôm nay bằng thực nghiệm, chúng ta sẽ kiểm chứng một số tính chất quantrọng của 2 nguyên tố này. Từ đó khắc sâu thêm kiến thức về tính chất hóa học của Nhôm và Sắt; Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên; Quan sát, mô tả,giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học