Phương Trình Hoá Học

CHƯƠNG 7 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

Nội dung bài giảng trình bày khái niệm về Tốc độ phản ứng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến nó.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. KHÁI NIỆM VỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

1. Thí nghiệm

Chuẩn bị 3 dung dịch: BaCl2, Na2S2O3 và H2SO4 có cùng nồng độ 0,1M

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl (1)

Na2S2O3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + S↓ + SO2 (2)

Phản ứng (1): thấy xuất hiện kết tủa trắng ngay khi đổ H2SO4­

Phản ứng (2): môt lát sau khi đổ H2SO4 mới xuất hiện màu trắng đục của S

2. Nhận xét

Để đánh giá người ta dùng khái niệm: tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

1. Ảnh hưởng của nồng độ

Thực hiện thí nghiệm (2) ở trên bằng các nồng độ khác nhau của, sau một thời gian phản ứng, thấy cốc đựng dung dịch Na2S2O3 nồng độ lớn thì vẫn đục nhiều hơn.

Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

2. Ảnh hưởng của áp suất

Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng

2HI(k) → H2 (k) + I2 (k)­

 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Cùng thực nghiệm thí nghiệm (2) ở hai điều kiện nhiệt độ khác nhau. Sau một thời gian thấy cốc có nhiệt độ cao hơn thì có màu trắng đục hơn.

Vậy khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng

4. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc

Khi tăng diện tích của các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

Ví dụ: Đá vôi tác dụng với dung dich HCl. Phản ứng xảy ra nhanh hơn nếu nghiền đá vôi

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

5. Ảnh hưởng của chất xúc tác

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

Ví dụ: 2H2O2 →(xt: MnO2) 2H2O + O2

III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng nhiều trong đời sống và sản xuất.

- Để sản xuất được nhiều amoniac người ta phải dùng chất xút tác, tăng nhiệt độ và thực hiện phản ứng ở áp suất cao.

- Thực phẩm nấu trong nồi áp suất chóng chín hơn ở áp suất thường

- Than muốn cháy dễ thì đục các lỗ tròn để diện tích tiếp xúc với oxi tăng

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

Kim loại có những tính chất vật lí và tính chất hoá học nào ? Nhôm, sắt có những tính chất và ứng dụng gì ? Hợp kim là gì ? Sản xuất gang và thép như thế nào ? Thế nào là sự ăn mòn kim loại ? Có những biện pháp nào để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn

Xem chi tiết

Bài 18. Nhôm

Nhôm (bắt nguồn từ tiếng Pháp: aluminium, phiên âm tiếng Việt: a-luy-mi-nhôm) là tên của một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al và số nguyên tử bằng 13.Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong vỏ Trái Đất.

Xem chi tiết

Bài 12. Phân bón hóa học

Nội dung bài học Phân bón hóa học tìm hiểu về khái niệm phân bón hóa học và phân loại. Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 7 HIĐROCACBON THƠM, NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON

Hôm nay chúng ta học chương mới, đó là hiđrocacbon thơm. Vậy hiđrocacbon thơm là gì? Chia làm mấy loại? Nó có những ứng dụng nào trong cuộc sống? Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta sẽ tìm hiểu một chương mới: Chương 7 Hiđrocacbon thơm - nguồn hiđrocacbon thiên nhiên - hệ thống hóa về hiđrocacbon Bài đầu tiên chúng ta tìm hiểu trong chương này là Bài 35 Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác

Xem chi tiết

Bài 30. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

• Hiểu những luận điểm cơ bản của thuyết cấu tạo hoá học • Biết viết công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ • Biết khái niệm về đồng phân cấu tạo, đồng phân lập thể

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học