Phương Trình Hoá Học

Tính chất của Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.Hầu hết các phi kim không dẫn điện; một số nguyên tố có sự biến tính, ví dụ như cacbon: graphit có thể dẫn điện, kim cương thì không. Phi kim thường tồn tại ở dạng phân tử.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Tính chất vật lý

Hầu hết các phi kim đều không có khả năng dẫn điện, và ở các điều kiện thường thì hầu hết các phi kim đều tồn tại ở trạng thái chất lỏng (Br), rắn (C,S,P…) hay khí (Cl2, O2, H2 …). Đặc biệt hơn nữa, hầu hết các phi kim đều có nhiệt độ nóng chảy thấp và có chứa rất nhiều độc tố nguy hiểm như Clo hay Brom.

2. Tính chất hóa học

+ Khi tác dụng với Hidro thì các phi kim sẽ tạo ra một loại hợp chất khí.

Phương trình: H2+Cl2→2HCl (khí)
H2+Br2→2HBr

+ Khi tác dụng với kim loại ( đây là tính chất đặc trưng nhất của Phi kim). Hầu hết các phi kim khi tác dụng với kim loại sẽ tạo ra muối. Tuy nhiên, khi oxi tác dụng với kim loại sẽ tạo thành các oxit. Và các oxit này được gọi là oxit.

Phương trình: 2Na+Cl2→2NaCl

+ Khi tác dụng với các phi kim khác sẽ tạo ra oxit axit

Phương trình: S+O2→SO2
C+O2→CO2

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Phản ứng oxi hóa - khử trong hóa hữu cơ

Trong Hóa hữu cơ, những phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa cũng được gọi là phản ứng oxi hóa - khử, cách tính số oxi hóa cho mỗi nguyên tử cũng tuân theo các quy tắc như đối với các hợp chất vô cơ. Tuy nhiên, vì tiêu điểm của sự chú ý tập trung vào phân tử chất hữu cơ (chứ không phải đồng đều cho cả tác nhân vô cơ) nên để xác định đâu là sự oxi hóa, đâu là sự khử người ta thường xem xét sự thay đổi số oxi hóa ở phân tử hợp chất hữu cơ trước và sau phản ứng.

Xem chi tiết

Đồng đẳng

Những hợp chất hữu cơ có thành phần có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm nguyên tử nhất định nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau gọi là những chất đồng đẳng. Nói rõ hơn, những chất đồng đẳng tuy có thành phần khác nhau những nhóm nguyên tử nhất định nhưng vì có cấu tạo tương tự nhau nên chúng có tính chất hóa học cũng tương tự nhau.

Xem chi tiết

Phân vi lượng

Phân vi lượng là loại phân chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp chất. Nên bón phân vi lượng cùng với phân vô cơ hoặ hữu cơ, tùy thuộc vào từng loại cây và từng loại đất.

Xem chi tiết

Hóa học xanh

Hóa học xanh (Green chemistry) liên quan đến việc thiết kế các quá trình và sản phẩm hóa học trong đó việc sử dụng hoặc tạo ra các hóa cất độc hại được loại trừ hoàn toàn hoặc giảm đến mức thấp nhất.

Xem chi tiết

Khối lượng ion

Khối lượng ion là khối lượng của một ion tính bằng đơn vị cacbon. Do khối lượng của các điện tử mất đi (tao ion duơng) hay nhận vào (tạo ion âm) rất không đáng kể so với khối lượng nguyên tử nên khối lượng ion bằng tổng khối lượng của các nguyên tử tạo nên ion.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học