Phương Trình Hoá Học

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Khái niệm

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Nguyên tử của các nguyên tố có kích thước, khối lượng vô cùng bé nhỏ và khác nhau. Chẳng hạn, nếu coi nguyên tử như một hạt hình cầu thì nguyên tử của nguyên tổ hidro có bán kính bằng 0,34 A0   , khối lượng của nguyên tử hidro là 1,673.10-23g.

Trong các quá trình hóa học. nguyên tử của các nguyên tố vẫn được bảo toàn về khối lượng, bởi vậy "khối lượng của các chất trong mọi quá trình hóa học là luôn luôn không đổi". Đó là nội dung của định luật bảo toàn khối lượng do nhà hóa học người Pháp A.L.Lavoisier, 1743-1794) đề ra năm 1985.

Tuy nhiên, về mặt vật lí, nguyên tử không phải là hạt nhỏ nhất không thể phân chia nhỏ hơn được nữa mà là một hạt có cấu tạo phức tạp. Trong nguyên tử có các electron mang điện tích âm và hạt nhân mang diện tích dương. Các điện tích này bù trừ nhau nên nguyên tử không mang điện.

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Nhiệt độ bay hơi

Nhiệt độ bay hơi hay điểm bay hơi hay điểm sôi của một chất lỏng là nhiệt độ mà áp suất hơi của chất lỏng bằng với áp suất chung quanh chất lỏng. Khi đạt tới ngưỡng đó thì chất chuyển trạng thái từ lỏng sang khí.

Xem chi tiết

Xà phòng

Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia nữa. Công thức hóa học của xà phòng là muối natri panmitat (C15H31COONa) hoặc natri stearat (C17H35COONa). Xà phòng có ưu điểm là không gây hại cho da, cho môi trường vì chúng dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật có trong thiên nhiên.

Xem chi tiết

Chất xúc tác

Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn, tức là vận tốc của phản ứng tăng lên nhiều lần mà không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng. Một số chất xúc tác còn tạo môi trường axit hay bazơ để các phản ứng hóa học xảy ra theo mong muốn.

Xem chi tiết

Sợi thủy tinh

Thuỷ tinh vốn có tính rất giòn. Thế nhưng khi đem thuỷ tinh gia nhiệt rồi kéo thành sợi mảnh như sợi tóc, hành sợi thuỷ tinh, thì sợi thủy tinh hầu như mất hết tính chất vốn có của mình và trở thành mềm mại mà độ bền chắc hầu như tương đương với sợi thép có cùng kích thước. Thế thì sợi thủy tinh có tác dụng gì?

Xem chi tiết

Nhiên liệu hoá thạch

Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu được tạo thành qua quá trình phân hủy kỵ khí của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây khoảng hơn 300 triệu năm, các nguyên liệu này chứa hàm lượng carbon và hydrocarbon cao. Tùy vào môi trường và điều kiện phân hủy mà các nhiên liệu hóa thạch có thể được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau, từ các dải chất dễ bay hơi với tỷ số carbon hydro thấp như methane đến dầu hỏa dạng lỏng và cuối cùng là các chất không bay hơi chứa toàn carbon như than đá.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học