Phương Trình Hoá Học

Phân tử là gì?

Phân tử gồm một số giới hạn các hạt nhân nguyên tử và các electron tương tác với nhau và được phân bố một cách xác định trong không gian tạo thành một cấu trúc vững bền.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Định nghĩa

Năm 1811, nhà khoa học người Ý Avogadro lần đầu tiên nêu khái niệm phân tử để chỉ những hạt nhỏ nhất của một chất khí có khả năng tồn tại độc lập, chứa ít nhất hai nguyên tử (lúc đó người ta chưa biết khí trơ, những chất khí tồn tại dưới dạng từng nguyên tử riêng biệt).

Ngày nay, người ta cho rằng: "phân tử gồm một số giới hạn các hạt nhân nguyên tử và các electron tương tác với nhau và được phân bố một cách xác định trong không gian tạo thành một cấu trúc vững bền".

Ví dụ:

CO là phân tử cacbon monoxit cháy được (là một thành phần trong khí than dùng làm chất đốt).

CO2 là phân tử cacbon dioxit, không cháy được (dùng để dập tắt các đám cháy lớn).

2. Thành phần của phân tử

Phân tử được tạo ra từ các hạt nhỏ hơn, là nguyên tử hay ion

Nếu phân tử được tạo ra từ các nguyên tử cùng loại, ta có đơn chất; nếu phân tử được tạo ra từ hai loại nguyên tử trở lên, ta có hợp chất.

Phân tử có thể được tạo ra từ một nguyên tử. Đó là phân tử đơn nguyên tử. Đây là các phân tử đơn chất.

Hầu hết các đơn chất đơn chất đơn nguyên tử là kim loại như Na, Mg, Al, Cu, Ag, Fe... Cũng có các đơn chất đơn nguyên tử là phi kim như S, C, P,...

Phân tử có thể được tạo ra từ 2 nguyên tử trở lên: đó là các phân tử nhiều nguyên tử

Phân tử nhiều nguyên tử là đơn chất như là H2 ; O2; Cl2

Hợp chất là các chất mà phân tử gồm nhiều loại nguyên tử 

Phân tử hợp chất có 2 nguyên tử như HCl; CO...

Phân tử hợp chất có 3 nguyên tử như H2O; CO2...

....

Có phân tử được tạo ra từ hàng nghìn nguyên tử: đó là các phân tử polime (cao phân tử) như polietilen (PE), tinh bột , polipeptit...

3. Một số đặc điểm về phân tử

Nói một cách tổng quát, người ta thường phải xét khối lượng, điện tích, cấu tạo, tính chất của phân tử...

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Axit silixic

Cấu tạo phân tử của axit silixic chưa được xác định, nó có thể ứng với hai công thức H4SiO4 và H2SiO3. Axit silixic có thể tồn tại dưới dạng đơn phân tử tự do H4SiO4 ở trong dung dịch, nhưng những phân tử đó dễ ngưng tụ với nhau mất bớt nước tạo thành những hạt lớn hơn của dung dịch keo.

Xem chi tiết

Sự sôi

Sự sôi là quá trình chuyển trạng thái của một chất từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất trên mặt thoáng (áp suất khí càng lớn, nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại), bản chất của chất lỏng. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

Xem chi tiết

Lipid

Các chất béo động vật (mỡ) và chất béo thực vật tự nhiên (Dầu) là các glixerit tức là este của glixerol và các axit béo. Cơ thể sinh vật gồm có ba thành phần cơ bản là protein, gluxit và lipit. Lipid (chất béo) là nguồn cung cấp năng lượng cho các cơ thể sống nhiều hơn cả protein và gluxit. Người ta chia lipit thành các nhóm như glixerit, sáp, photphatit, sterit và sterol hoặc có thể chia lipid thành 2 nhóm là mỡ và lipid (chất tương tự mỡ).

Xem chi tiết

Điện hóa trị

Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion gọi là điện hóa trị và bằng điện tích của ion đó

Xem chi tiết

Khái niệm và đặc điểm hợp chất hữu cơ

Hợp chất hữu cơ là hợp chất chứa cacbon trừ một số hợp chất cacbon vô cơ như oxit cacbon, muối cacbonat, xianua và cacbua kim loại. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu về hợp chất hữu cơ được gọi là ngành hóa học hữu cơ.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học