Phương Trình Hoá Học

Liên kết hóa học là gì?

Liên kết hóa học là một trong những vấn đề cơ bản của hóa học.Có thể hiểu một cách đơn giản, liên kết hóa học là lực, giữ cho các nguyên tử cùng nhau trong các phân tử hay các tinh thể. Sự hình thành các liên kết hóa học giữa các nguyên tố để tạo nên phân tử được xét từ trong các thuyết đơn giản, thô sơ thời cổ đại cho tới các thuyết hiện đại ngày nay.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Liên kết hóa học

Khái niệm liên kết hóa học, một khái niệm cơ bản của lí thuyết phân tử, đã được hình thành từ lí thuyết cấu tạo kinh điển. Đối với phân tử, khái niệm này luôn gắn liền với sự tương tác chỉ giữa hai nguyên tử xác định trong phân tử.

Theo lý thuyết hiện đại, sự hình thành phân tử xuất hiện do tác dụng tương hỗ của tất cả các hạt nhân và các electron của các nguyên tử tham gia tạo thành phân tử, tác dụng tương hỗ này dẫn đến sự hình thành một cấu trúc mới bền vững có một năng lượng cực tiểu. Vì phân tử là một hệ thống nhất nên về nguyên tắc người ta không thể cô lập hoàn toàn một tương tác nào đó trong phân tử ra khỏi các tương tác khác.

2. Các đặc trưng của liên kết

Xét một cách tổng quát, liên kết có hai đặc trưng:

- Năng lượng liên kết

- Hình học phân tử (tức là độ dài liên kết và góc liên kết)

3. Phân loại

Mọi liên kết hóa học đều nằm trong những dạng liên kết sau:

- Liên kết ion hay liên kết điện hóa trị

- Liên kết cộng hóa trị

- Liên kết cộng hóa trị phối hợp

- Liên kết kim loại

- Liên kết hiđrô

4. Quan hệ giữa độ âm điện và liên kết hóa học 

Để đánh giá loại liên kết hóa học trong hợp chất,người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện. Các loại liên kết hóa học được phân loại tương đối theo quy ước kinh nghiệm dựa vào thang độ âm điện của Linus Pauling như sau:

(Dấu < để chỉ các giá trị nằm giữa hoặc lớn hơn)

Hiệu độ âm điện               từ 0,0 đến < 0,4                          từ 0,4 đến < 1,7                        > 1,7

Loại liên kết         Liên kết cộng hoá trị không cực       Liên kết cộng hoá trị có cực             Liên kết ion

Hiệu độ âm điện chỉ cho dự đoán loại liên kết hóa học trong phân tử về mặt lý thuyết. Dự đoán này còn phải được xác minh độ đúng đắn bởi nhiều phương pháp thực nghiệm khác.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Liên kết Van der Waals

Liên kết Van der Waals là một liên kết yếu giữa các phân tử, có bản chất tĩnh điện, được đảm bảo bởi lực hút giữa các lưỡng cực hoặc lưỡng cực cảm ứng. Liên kết Van der Waals thường được gọi là lực hút Van der Waals. Lực liên kết Van der Waals ở các hợp chất hữu cơ gồm 3 loại: lực tương tác lưỡng cực - lưỡng cực; lực tương tác lưỡng cực - lưỡng cực cảm ứng và lực tương tác lưỡng cực cảm ứng - lưỡng cực cảm ứng.

Xem chi tiết

Tính chất của Phi kim

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.Hầu hết các phi kim không dẫn điện; một số nguyên tố có sự biến tính, ví dụ như cacbon: graphit có thể dẫn điện, kim cương thì không. Phi kim thường tồn tại ở dạng phân tử.

Xem chi tiết

Hiđrocacbon thơm

Hidrocacbon thơm (loại hidrocacbon thứ ba) không thể xếp vào loại hợp chất chứa liên kết đôi và ba. Tên gọi thơm xuất phát từ chỗ những hợp chất đầu tiên tìm được thuộc loại đó có mùi thơm khác nhau. Tên thơm vẫn giữ cho đến ngày nay, mặc dầu hóa học của hidrocacbon thơm bao gồm cả những hợp chất không có mùi thơm. Chúng thể hiện tính chất thơm tương tự benzen. Hidrocacbon thơm là loại hidrocacbon mạch vòng có tính chất thơm mà benzen là điển hình và quan trọng nhất.

Xem chi tiết

Phản ứng oxi hóa - khử trong hóa hữu cơ

Trong Hóa hữu cơ, những phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa cũng được gọi là phản ứng oxi hóa - khử, cách tính số oxi hóa cho mỗi nguyên tử cũng tuân theo các quy tắc như đối với các hợp chất vô cơ. Tuy nhiên, vì tiêu điểm của sự chú ý tập trung vào phân tử chất hữu cơ (chứ không phải đồng đều cho cả tác nhân vô cơ) nên để xác định đâu là sự oxi hóa, đâu là sự khử người ta thường xem xét sự thay đổi số oxi hóa ở phân tử hợp chất hữu cơ trước và sau phản ứng.

Xem chi tiết

Chất dẻo

Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa polyme, là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hàng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học