Phương Trình Hoá Học

Tinh dầu là gì?

Tinh dầu là hỗn hợp của nhiều thành phần, thường có mùi thơm, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ, bay hơi được ở nhiệt độ thường, có nguồn gốc chủ yếu là thực vật. Tinh dầu được sử dụng trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng, tạo hương vị cho đồ uống và thực phẩm.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Định nghĩa

Tinh dầu là hỗn hợp của nhiều thành phần, thường có mùi thơm, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ, bay hơi được ở nhiệt độ thường, có nguồn gốc chủ yếu là thực vật.

Các loại tinh dầu trên thị trường

2. Thành phần

Thành phần của tinh dầu khá phức tạp, là các hydrocacbon béo hoặc thơm và những dẫn xuất của chúng như alcol, aldehyde, ketone, ester... Ngoài ra còn có một số hợp chất của sulfur và nito. Thành phần phổ biến trong tinh dầu là dẫn xuất monoterpen.

3. Tính chất lý hóa

- Trạng thái: đa số lỏng ở nhiệt độ thường, một số thành phần ở thể rắn: methol, borneol, camphor, vanilin.

- Màu sắc: không màu hoặc màu vàng nhạt do hiện tượng oxy hóa, màu có thể sẫm lại.

- Mùi: đặc trưng, đa số có mùi thơm dễ chịu, một số có mùi hắc, khó chịu.

- Vị cay: Một số có vị ngọt như tinh dầu quế, hồi. Bay hơi được ở nhiệt độ thường

- Tỉ trọng: đa số nhỏ hơn 1, tỉ lệ của thành phần chính quyết định tỉ trọng của tinh dầu.

- Độ tan: không tan hoặc tan ít trong nước, tan trong alcol và các dung môi hữu cơ.

- Độ sôi: phụ thuộc vào thành phần cấu tạo, có thể dùng phương pháp cất phân đoạn để tách riêng từng thành phần trong tinh dầu.

- Năng suất quay cực cao

- Chỉ số khúc xạ: 1,450 - 1,560

- Rất dễ bị oxi hóa. Sự oxi hóa thường xảy ra với sự trùng hợp hóa, tin dầu sẽ chuyển thành chất nhựa.

Một số thành phần chính trong tinh dầu cho các phản ứng đặc hiệu của nhóm chức, tạo thành các sản phẩm kết tinh hay cho màu, người ta dựa vào đặc tính này để định tính và định lượng các thành phần chính trong tinh dầu.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Tecpen

Từ cổ xưa, loài người đã ưa thích và quan tâm tới dầu thơm tách được từ thực vật. Tuy nhiên, mãi tới đầu thế kỉ XIX mới có những nghiên cứu đầu tiên về thành phần hóa học của tinh dầu. Vào năm 1818, người ta đã xác định được rằng tỉ lệ nguyên tử C:H ở tinh dầu là 5:8. Tiếp theo đó một số hidrocacbon không no, không vòng hoặc có vòng đã được tách ra, Chúng có công thức chung là (C5H8)n và được gọi là tecpen, do nhiều chất loại đó đã được tách ra từ dầu thông.

Xem chi tiết

Sự hóa hơi

Sự hóa hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, có thể xảy ra dưới 2 hình thức : bay hơi và sôi.

Xem chi tiết

Amoniac

Dung dịch amoniac, còn được gọi là nước amoniac, amoni hydroxit, rượu ammoniacal, amoniac nước, hoặc (không chính xác) amoniac, là một dung dịch amoniac trong nước. Nó có thể được biểu thị bằng ký hiệu NH3(aq).

Xem chi tiết

Hiđrôcacbon không no

Hidrocacbon không no (còn gọi là hidrocacbon không bão hòa) là loại hidrocacbon mà trong phân tử có chứa liên kết đôi (C=C) hoặc liên kết ba hoặc cả hai loại liên kết đó.

Xem chi tiết

Hằng số cân bằng

Hằng số cân bằng là giá trị của thương số phản ứng được tính từ biểu thức cho trạng thái cân bằng hóa học . Nó phụ thuộc vào cường độ ion và nhiệt độ và không phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng và sản phẩm trong dung dịch.Hằng số cân bằng là một đại lượng không thứ nguyên (không có đơn vị). Mặc dù tính toán thường được viết cho hai chất phản ứng và hai sản phẩm, nhưng nó hoạt động cho bất kỳ số lượng người tham gia phản ứng.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học