Phương Trình Hoá Học

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Khái niệm

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình. Như vậy độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng lớn thì tính phi kim nguyên tố đó càng mạnh, tính kim loại càng yếu và ngược lại.

Ký hiệu: độ âm điện của nguyên tố là χ

Ví dụ: Trong phân tử HCl, cặp electron liên kết bị lệch về phía Cl vì độ âm điện của Cl lớn hơn của H. Trong NaCl thì cặp electron liên kết chuyển hẳn sang Cl vì độ âm điện của Cl lớn hơn nhiều so với Na.

Trong hóa học có nhiều thang độ âm điện khác nhau, tuy nhiên phổ biến hơn cả là thang độ âm điện Pauling do nhà hóa học Linus Pauling thiết lập năm 1932

2. Quy luật biến đổi trong bảng tuần hoàn

- Trong một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân (từ trái qua phải), độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố thường tăng dần.

- Trong cùng một nhóm (từ trên xuống dưới) theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố thường giảm dần.

- Độ âm điện của phi kim lớn hơn so với của kim loại

Vậy độ âm điện của nguyên tử nguyên tố A biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Chỉ thị mang màu

Chỉ thị mang màu là chất cho vào dung dịch để dễ dàng nhận biết được điểm kết thúc của phản ứng khi thấy có sự thay đổi màu.

Xem chi tiết

Nhôm oxit

Ôxít nhôm hay nhôm ôxít là một hợp chất hóa học của nhôm và ôxy với công thức hóa học Al2O3. Nó còn được biết đến với tên gọi alumina trong cộng đồng các ngành khai khoáng, gốm sứ, và khoa học vật liệu. Nó có hệ số giãn nở nhiệt 0.063, nhiệt độ nóng chảy cao 2054°C.

Xem chi tiết

Muối clorua

Muối clorua là hợp chất vô cơ được tạo thành từ cation kim loại và anion gốc clorua. Đa số muối clorua dễ tan trong nước, mội vài muối hầu như không tan. Nhiều muối clorua có ứng dụng quan trọng, Natri clorua là muối clorua điển hình nhất và được sử dụng rộng rãi dùng làm muối ăn và nguyên liệu cho sản xuất clo, natri hidroxit, axit clohidric.

Xem chi tiết

Hóa lượng tử

Hóa học lượng tử là ngành hóa học ứng dụng cơ học lượng tử để quyết các vấn đề cơ bản của hóa học như miêu tả tính chất điện của các nguyên tử và phân tử liên quan đến các phản ứng hóa học giữa chúng. Nên tảng của hóa lượng tử là mô hình sóng về nguyên tử, coi nguyên tử được tạo thành từ một hạt nhân mang điện tích dương và các electron quay xung quanh. Để biết được sự phân bố xác suất các electron chuyển động xung quanh người ta phải giải phương trình Schrödinger.

Xem chi tiết

Cân bằng hóa học

Trong phản ứng hóa học, khái niệm cân bằng hóa học dùng để chỉ trạng thái của phản ứng thuận nghịch mà tại đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. Ở trạng thái cân bằng, không phải là phản ứng dừng lại mà phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra nhưng với tốc độ bằng nhau. Điều này có nghĩa là trong một đơn vị thời gian: nồng độ các chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo chiều thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Do đó, cân bằng hóa học là cân bằng động.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học