Phương Trình Hoá Học

Bài 20. Sự ăn mòn kim loại

Bài học cung cấp các kiến thức về Ăn mòn; Biết được Ăn mòn là gì, các dạng ăn mòn kim loại gồm những loại nào cũng như cách chống ăn mòn.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. KHÁI NIỆM

Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. Đó là một quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương.

II. CÁC DẠNG ĂN MÒN KIM LOẠI

1. Ăn mòn hóa học

Là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.

Nhiệt độ càng cao, kim loại bị ăn mòn càng nhanh.

2. Ăn mòn điện hóa học

Là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.

3. Ăn mòn điện hóa học hợp kim của sắt trong không khí ẩm

Thí dụ: Trong không khí ẩm, trên bề mặt của gang luôn có một lớp nước rất mỏng đã hòa tan O2 và khí CO2 trong khí quyển, tạo thành một dung dịch chất điện li. Gang có thành phần chính là sắt và cacbon cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số pin rất nhỏ mà sắt là anot và cacbon là catot.

Tại anot, sắt bị oxi hóa thành ion Fe2+

Các electron được giải phóng chuyển dịch đến catot.

Tại catot, O2 hòa tan trong nước bị khử thành ion hiđroxit:

Ion Fe2+ tan vào dung dịch chất điện li có hòa tan khí O2. Tại đây, ion Fe2+ tiếp tục bị oxi hóa, dưới tác dụng của ion OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O.

- Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa học gồm 3 điều kiện sau:

+ Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim,...

+ Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.

+ Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.

Trong tự nhiên, sự ăn mòn kim loại xảy ra phức tạp, có thể xảy ra đồng thời cả quá trình ăn mòn điện hóa học và ăn mòn hóa học.

III. CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI

1. Phương pháp bảo vệ bề mặt

Dùng những chất bền vững đối với môi trường để phủ ngoài mặt những đồ vật bằng kim loại như bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men,...

Sắt tây là sắt được tráng thiếc, tôn là sắt được tráng kẽm. Các đồ vật bằng sắt thường được mạ niken hay crom.

2. Phương pháp điện hóa

Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn để tạo thành pin điện hóa và kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ. 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 18. Tính chất của kim loại. Dãy điện hoá của kim loại

Nội dung bài học nghiên cứu về tính chất vật lí chung của Kim loại; biết tính chất hóa học đặc trưng và dãy điện hóa của kim loại.

Xem chi tiết

Bài 53. Protein

Protein (phát âm tiếng Anh: /ˈproʊˌtiːn/, phát âm tiếng Việt: prô-tê-in, còn gọi là chất đạm) là những phân tử sinh học, hay đại phân tử, gồm nhiều axit amin. Protein thực hiện rất nhiều chức năng bên trong sinh vật, bao gồm các phản ứng trao đổi chất xúc tác, sao chép DNA, đáp ứng lại kích thích, và vận chuyển phân tử từ một vị trí đến vị trí khác

Xem chi tiết

Bài 24. Luyện tập Tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng

Nắm vững các tính chất cơ bản của cacbon, silic, các hợp chất CO, CO2, axit cacbonic, muối cacbonat, axit silixic và muối silicat. Vận dụng các kiến thức cơ bản nêu trên để giải các bμi tập.

Xem chi tiết

Bài 41. Độ tan của một chất trong nước

Các bạn đã biết, ở một nhiệt độ nhất định các chất khác nhau có thể bị hoà tan nhiều hay ít khác nhau. Đối với một chất nhất định, ở những nhiệt độ khác nhau cũng hoà tan nhiều ít khác nhau. Để có thể xác định được lượng chất tan này, chúng ta hãy tìm hiểu độ tan của chất.

Xem chi tiết

Bài 38. Cân bằng hóa học

Bài giảng trình bày cụ thể thế nào là Cân bằng hóa học và sự chuyển dịch cân bằng hóa học; Vận dụng được nguyên lí Sơ-sa-tơ-li-ê để xét đoán sự chuyển dịch hóa học.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học