Phương Trình Hoá Học

Bài 13. Luyện tập Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ

Nắm vững cấu tạo phân tử của N2, NH3, HNO3, các tính chất hoá học cơ bản của đơn chất nitơ vμ của một số hợp chất : amoniac, muối amoni, axit nitric, muối nitrat. • Biết cách nhận biết sự có mặt của nitơ, amoniac, ion amoni, ion nitrat ; các phương pháp điều chế nitơ và một số hợp chất của nitơ. • Rèn luyện kỹ năng viết phương trình hoá học của các phản ứng, đặc biệt là phản ứng oxi hoá − khử, giải các bài toán hoá học.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I − KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Đơn chất nitơ

• Cấu hình electron nguyên tử : 1s22s22p3, nguyên tử có 3 electron độc thân.

Các số oxi hoá : −3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

• Phân tử N2 chứa liên kết ba bền vững (N ≡ N) nên nitơ khá trơ ở điều kiện thường.

2. Hợp chất của nitơ

a) Amoniac là chất khí tan rất nhiều trong nước.

• Tính bazơ yếu :

− Phản ứng với nước : NH3 + H2O ⇌ NH4 + + OH

− Phản ứng với axit : NH3 + HCl → NH4Cl

− Phản ứng với muối : Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4 +

• Khả năng tạo phức chất tan : Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

• Tính khử : 2NH3 + 3CuO → N2 +3Cu + 3H2O

b) Muối amoni

• Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh.

• Trong dung dịch, ion NH4 + là axit : NH4 + + H2O ⇌ NH3 + H3O+

• Tác dụng với kiềm tạo ra khí amoniac.

• Dễ bị nhiệt phân huỷ.

c) Axit nitric

• Là axit mạnh.

• Là chất oxi hoá mạnh.

− HNO3 oxi hoá được hầu hết các kim loại. Sản phẩm của phản ứng có thể là NO2, NO, N2O N2, NH4NO3, tuỳ thuộc nồng độ của axit và tính khử mạnh hay yếu của kim loại.

− HNO3 đặc oxi hoá được nhiều phi kim và các hợp chất có tính khử.

d) Muối nitrat

• Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh.

• Dễ bị nhiệt phân huỷ.

• Nhận biết ion NO3 bằng phản ứng với Cu kim loại và H2SO4.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh

Nội dung Bài thực hành số 4 Tính chất của oxi, lưu huỳnh củng cố những kiến thức về tính chất hóa học của Oxi, lưu huỳnh: Tính oxi hóa mạnh. Ngoài ra lưu huỳnh còn có tính khử. Chứng minh sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của Lưu huỳnh. Tiếp tục rèn luyện các thao tác thí nghiệm như thực hiện các phản ứng đốt cháy, tỏa nhiệt; làm thí nghiệm an toàn, chính xác; quan sát hiện tượng hóa học

Xem chi tiết

Bài 34. Bài thực hành 4 : Điều chế và tính chất của etilen và axetilen

Nội dung Bài thực hành 4 Điều chế và tính chất của etilen và axetilen nhằm mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể là: Điều chế và thử tính chất của etilen : Phản ứng cháy và phản ứng với dung dịch brom. Điều chế và thử tính chất của axetilen : Phản ứng cháy, phản ứng với dung dịch brom, với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Xem chi tiết

Bài 46. Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

Các hợp chất trên có mối liên hệ với nhau như thế nào? Chúng có thể chuyển đổi qua lại hay không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài giảng "Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic".

Xem chi tiết

Bài 27. Cacbon

Nội dung bài giảng Cacbon tìm hiểu Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính: Kim cương, than chì và cacbon vô định hình; Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng…) có tính hấp phụ và hoạt động hóa học nhất; Sơ lược tính chất vật lí của 3 dạng thù hình; Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu: Tác dụng với oxi và một số oxit kim loại, tính chất hóa học đặc biệt của cácbon là tínhkhử ở nhiệt độ cao; Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lí và tính chất hóa học của cacbon.

Xem chi tiết

Bài 2. Hạt nhân nguyên tử nguyên tố hóa học

Nội dung bài giảng giải thích sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số proton và số electron; Đề cập đến cách tính số khối của hạt nhân; các khái niệm thế nào là nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình...

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học