Phương Trình Hoá Học

CHƯƠNG 3 MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

Mol, khối lượng mol, thể tích mol là gì ? Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất như thế nào ? Trong Hoá học lại cần biết có bao nhiêu nguyên tử hoặc phân tử và khối lượng, thể tích của chúng tham gia và tạo thành trong một phản ứng hoá học. Để đáp ứng được yêu cầu này, các nhà khoa học đã đề xuất một khái niệm dành cho các hạt vi mô, đó là MOL (đọc là "mon").

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. MOL LÀ GÌ ? 

Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. Con số 6.1023 được gọi là số Avogadro và được kí hiệu là N.

Thí dụ

- Một mol nguyên tử sắt là một lượng sắt có chứa N nguyên tử Fe.

- Một mol phân tử nước là một lượng nước có chứa N phân tử H20. 

II. KHỐI LƯỢNG MOL LÀ GÌ ? 

Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một chất có cùng số trị với nguyên tử khối hay phân tử khối của chất đó.

Thí dụ

- Khối lượng mol nguyên tử hiđro: MH = 1 g/mol.

- Khối lượng mol nguyên tử oxi: MO = 16 g/mol.

- Khối lượng mol phân tử hiđro: MH2 = 2 g/mol.

- Khối lượng mol phân tử oxi: MO2 = 32 g/mol.

- Khối lượng mol phân tử nước: MH2O = 18 g/mol. 

III. THỂ TÍCH MOL CỦA CHẤT KHÍ LÀ GÌ ? 

Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.

Người ta đã xác định được rằng : 

(*) Hạt vô cùng nhỏ 

Một mol của bất kì chất khí nào, trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, đều chiếm những thể tích bằng nhau. Nếu ở nhiệt độ 0°C và áp suất 1 atm (được gọi là điều kiện tiêu chuẩn, viết tắt là đktc), thì thể tích đó là 22,4 lít.

Như vậy, những chất khí khác nhau thường có khối lượng mol không như nhau, nhưng thể tích mol của chúng (đo ở cùng nhiệt độ và áp suất) là bằng nhau 

Ở điều kiện bình thường (20°C và 1 atm), 1 mol chất khí có thể tích là 24 lít.

1. Mol là lượng chất có chứa N (6.1023) nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

2. Khối lượng mol của một chất là khối lượng của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó, tính bằng gam, có số trị bằng nguyên tử khối hoặc phán tử khối.

3. Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó. Ở đktc, thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít. hất khí có thể tích là 24 lít.

Em có biết ? 

Em có thể hình dung được số Avogadro (N = 6.1023) to lớn nhường nào ? Em hãy giải bài toán sau:

Nếu chúng ta có N hạt gạo thì sẽ nuôi sống được loài Người trên Trái Đất này trong thời gian bao lâu ? Biết rằng mỗi người ăn 3 bữa một ngày và nổi bữa ăn 5000 hạt gạo. 

- Mỗi người một ngày ăn hết:5000 x 3 = 15 000 (hạt gạo).

- Sổ dân trên thế giới hiện nay vào khoảng 6 tỉ người (610°), một ngày ăn hết : 

6.109 x 1,5.104 = 9.1013 (hạt gạo)

- Trong một năm, loài Người ăn hết : 

9.1013 x 365 =3 000.1013= 3.1016(hạt gạo)

- Số năm để loài Người trên Trái Đất này ăn hết Nhạt gạo (1 mol hạt gạo): 

6.1023/3.1016 = 2.1017 = 20 000 000 (năm)

Như vậy, còn nhiều triệu năm nữa loài Người mới ăn hết "1 mol hat gao"! 

BÀI TẬP 

1. Em hãy cho biết số nguyên tử hoặc phân tử có trong mỗi lượng chất sau : 

a) 1,5 mol nguyên tử AI ;

b) 0,5 mol phân tử H2;

c) 0,25 mol phân tử NaCl;

d) 0,05 mol phân tử H2O. 

2. Em hãy tìm khối lượng của : 

a) 1 mol nguyên tử Cl và 1 mol phân tử Cl ;

b) 1 mol nguyên tử Cu và 1 mol phân tử CuO

c) 1 mol nguyên tử C, 1 mol phân tử CÓ, 1 mol phân tử CO2

d) 1 mol phân tử NaCl, 1 mol phân tử C12H12O11(đường).

3. Em hãy tìm thể tích (ở đktc) của: 

a) 1 mol phân tử CO2; 2 mol phân tử H2, 1,5 mol phân tử O2

b) 0,25 mol phân tử O2 và 1,25 mol phân tử N2.

4. Em hãy cho biết khối lượng của N phân tử những chất sau:

H2O; HCI : Fe2O3; C12H22O11 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Chương 7. Bài 46. Benzen và AnkylBenzen

Hiểu sự liên quan giữa cấu trúc phân tử và tính chất của benzen. Biết đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và tính chất của ankylbenzen. Vận dụng quy tắc thế ở nhân benzen để tổng hợp các dẫn xuất của benzen.

Xem chi tiết

Bài 27. Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Khí oxi có rất nhiều trong không khí. Có cách nào tách riêng được khí oxi từ không khí ? Trong phòng thí nghiệm muốn có một lượng nhỏ khí oxi thì làm thế nào ?

Xem chi tiết

Bài 36. Xicloankan

Biết cấu trúc, đồng phân, danh pháp của một số monoxicloankan. Biết tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của xicloankan

Xem chi tiết

Bài 13. Luyện tập Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ

Nắm vững cấu tạo phân tử của N2, NH3, HNO3, các tính chất hoá học cơ bản của đơn chất nitơ vμ của một số hợp chất : amoniac, muối amoni, axit nitric, muối nitrat. • Biết cách nhận biết sự có mặt của nitơ, amoniac, ion amoni, ion nitrat ; các phương pháp điều chế nitơ và một số hợp chất của nitơ. • Rèn luyện kỹ năng viết phương trình hoá học của các phản ứng, đặc biệt là phản ứng oxi hoá − khử, giải các bài toán hoá học.

Xem chi tiết

Bài 38. Cân bằng hóa học

Bài giảng trình bày cụ thể thế nào là Cân bằng hóa học và sự chuyển dịch cân bằng hóa học; Vận dụng được nguyên lí Sơ-sa-tơ-li-ê để xét đoán sự chuyển dịch hóa học.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học