Phương Trình Hoá Học

Câu hỏi hoá học

Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận hoá học dành cho chương trình học phổ thông và ôn thi đại học. Công cụ ôn tập hoá học miễn phí

Tìm kiếm câu hỏi hóa học

Hãy nhập vào nội dung câu hỏi để bắt đầu tìm kiếm

Halogen

Cho các nhận định sau: (1). Có thể điều chế HX bằng phản ứng giữa NaX với H2SO4 đặc. (2). Có thể điều chế X2 bằng phản ứng giữa HX đặc với KMnO4. (3). Phản ứng của dung dịch HX với Fe2O3 đều là phản ứng trao đổi. (4). Dung dịch HF là axit yếu và không được chứa trong lọ thủy tinh. (5). Đi từ F tới I nhiệt độ sôi tăng dần, nhiệt độ nóng chảy tăng dần, màu sắc đậm dần. (6). Trong tự nhiên Clo chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất. (7). Trong công nghiệp người ta sản xuất clo bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp. (8). Flo được dùng làm chất oxi hóa cho nhiên liệu lỏng dùng trong tên lửa. (9). Dung dịch NaF loãng dùng làm thuốc chống sâu răng. (10). Flo được sử dụng trong công nghiệp hạt nhân để làm giàu 235 U. (11). Brom được dùng chế tạo một số dược phẩm, phẩm nhuộm. (AgBr) là chất nhạy nhạy cảm với ánh sáng dùng tráng lên phim ảnh. (12). Người ta điều chế Iot từ rong biển. (13). Muối ăn được trộn với một lượng nhỏ KI hoặc KIO3 được gọi là muối iot. Số phát biểu đúng là:
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Nhận định sai về halogen

Cho các nhận định sau: (1). Để phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3 ta có thể dùng quỳ tím và dung dịch AgNO3. (2). Có thể phân biệt 3 bình khí HCl, Cl2, H2 bằng quỳ tím ẩm. (3). Về tính axit HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO. (4). Clorua vôi, nước Javen (Javel) và nước clo thể hiện tính oxi hóa là do chứa ion ClO‒, gốc của axit có tính oxi hóa mạnh. (5). KClO3 được ứng dụng trong sản xuất diêm. (6). KClO3 được ứng dụng trong điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. (7). KClO3 được ứng dụng trong sản xuất pháo hoa. (8). KClO3 được ứng dụng trong chế tạo thuốc nổ đen. (9). Hỗn hợp khí H2 và F2 có thể tồn tại ở nhiệt độ thường. (10). Hỗn hợp khí Cl2 và O2 có thể tồn tại ở nhiệt độ cao. Số phát biểu sai là:
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học

Có các thí nghiệm sau: (1) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. (2) Sục khí SO2 vào nước brom. (3) Sục khí CO2 vào nước Javen. (4) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là:
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Phản ứng oxi hóa khử

Cho các phản ứng: Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O; 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O; O3 → O2 + O; 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O; 4KClO3 → KCl + 3KClO4. Số phản ứng oxi hóa khử là:
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Phản ứng tạo đơn chất

Cho các phản ứng: (1) O3 + dung dịch KI → (2) F2 + H2O (t0)→ (3) MnO2 + HCl đặc (t0)→ (4) Cl2 + dung dịch H2S → Các phản ứng tạo ra đơn chất là:
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Nhóm halogen

Cho các phản ứng sau: (1). Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 (2). Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 (3). Cl2 + 2NaF → 2NaCl + F2 (4). Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl (5). F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2 (6). HF + AgNO3 → AgF + HNO3 (7). HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3 (8). PBr3 + 3H2O → H3PO3 + 10HCl Số phương trình hóa học viết đúng là
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Acid HCl

Cho các phản ứng sau: (1). 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O (2). HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O (3). 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O (4). 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2 (5). 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. (6). 2HCl + Fe → FeCl2 + H2. (7). 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. (8). 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2. (9). 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa, và số phản ứng HCl thể hiện tính khử là:
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Nhóm oxi lưu huỳnh

Cho các phát biểu sau: (1). Cho các chất sau: CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6), MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2 (9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với 3 chất. (2). Axit clohiđric vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa . (3). Dung dịch axit clohiđric có tính axit mạnh. (4). Cu hòa tan trong dung dịch axit clohiđric khi có mặt O2. (5). Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric tạo muối FeCl3. Số phát biểu sai là:
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Chất tham gia tráng bạc

Cho các chất sau: axetilen, axit oxalic, axit acrylic, fomanđehit, phenyl fomat, vinyl axetilen, glucôzơ, anđehit axetic, metyl axetat, saccarozơ, natri fomat, axeton. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là:
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Metanol

Trong các chất sau: HCHO, CH3Cl, CH3COOCH3, CH3ONa, CH3OCH3, CO, CH2Cl2. Có bao nhiêu chất tạo ra metanol bằng 1 phản ứng ?
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Phản ứng tạo khí nitơ

Cho các phản ứng sau: (1) Cu(NO3)2 (t0)→ (2) H2NCH2COOH + HNO2 → (3) NH3 + CuO (t0)→ (4) NH4NO2 (t0)→ (5) C6H5NH2 + HNO2 [HCl (0−50)]→ (6) (NH4)2CO3 (t0)→ Các phản ứng thu được N2 là:
Trắc nghiệm Cơ bản Lớp 12
Xem chi tiết

Thí nghiệm thu được kết tủa

Cho các thí nghiệm sau: (1). Sục SO3 vào dung dịch BaCl2 (2). Cho SO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư (3). Cho dung dịch KOH vào dung dịch Ba(HCO3)2 (4). Cho dung dịch H2S vào dung dịch FeCl2 (5). Cho NH3 dư vào dung dịch AlCl3 Số thí nghiệm thu được kết tủa là:
Trắc nghiệm Cơ bản Lớp 12
Xem chi tiết

Cặp chất xảy ra phản ứng ở t0 thường

Cho các cặp chất sau: (1). Khí Cl2 và khí O2. (2). Khí H2S và khí SO2. (3). Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2. (4). Khí Cl2 và dung dịch NaOH. (5). Khí NH3 và dung dịch AlCl3. (6). Dung dịch KMnO4 và khí SO2. (7). Hg và S. (8). Khí CO2 và dung dịch NaClO. (9). CuS và dung dịch HCl. (10). Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2. Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Phản ứng tạo đơn chất

Thực hiện các phản ứng sau đây: (1). Nhiệt phân (NH4)2Cr2O7; (2). KMnO4 + H2O2 + H2SO4 → (3). NH3 + Br2 → (4). MnO2 + KCl + KHSO4 → (5). H2SO4 + Na2S2O3 → (6). H2C2O4 +KMnO4+H2SO4 → (7). FeCl2+H2O2+HCl → (8). Nung hỗn hợp Ca3(PO4)2 + SiO2 + C Số phản ứng tạo ra đơn chất là
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Metyl amin

Dung dịch metyl amin tác dụng được với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây (trong điều kiện thích hợp)?
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Chất tác dụng với H2 và làm mất màu Br2,

Cho các chất sau đây: propen, isobutan, propanal, stiren, toluen, axit acrylic, glucozơ. Số chất vừa làm mất màu nước brom, vừa tác dụng với H2 (trong những điều kiện thích hợp) là
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Tìm đặc điểm chất hóa học từ sơ đồ phản ứng

Cho sơ đồ phản ứng sau: Y (NaOH)→ Z1 + Z2 Z1 → A1 → B1 (axit picric) Z2 → A2 → B2 → C2 (Poli metylacrylat) Chất Y có đặc điểm là
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Ứng dụng

Sau khi thua trận, người tàu thường xây đền chùa để cất của cải để chờ mang về nước.Nếu đến những nơi đền chùa đó về thường hay bị ốm rồi tử vong .Nếu bạn l à nhà hóa học, muốn lấy được của cải thì làm cách nào sau đây?
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Chọn phát biểu đúng

Cho các phát biểu và nhận định sau: (1). Chất NH4HCO3 được dùng làm bột nở. (2). Chất NaHCO3 được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày. (3). Dùng nước đá và nước đá kho để bảo thực phẩm được xem là an toàn. (4). Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng,… có tác dụng giúp cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bệnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu thu hoạch để sử dụng bảo đảm an toàn thường là 12 – 15. (5). Sự thiếu hụt nguyên tố Ca (ở dạng hợp chất) nào sau đây gây bệnh loãng xương. (6). Phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) có thể làm trong nước. (7). Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là O3. Số phát biểu đúng là:
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Chọn nhận định đúng

Cho các nhận định và phát biểu sau: (1). Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion Cu2+. (2). Ăn gấc chín rất bổ cho mắt vì nó giầu Vitamin A. (3). Dãy gồm các chất và thuốc: cocain, seduxen, cafein đều có thể gây nghiện cho con người. (4). Có thể dùng SO2 để tẩy trắng giấy và bột giấy. (5). Trong số các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hoá thạch.Có hai nguồn năng lượng sạch. (6). Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch NH3. Số phát biểu đúng là:
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Chọn phát biểu sai

Cho các nhận định và phát biểu sau: (1). Trong thí nghiệm khi có Hg rơi vãi người ta có dùng nhiệt để loại bỏ. (2). Thành phần chính của khí thiên nhiên là C2H6 (3). Khí CO2 được coi là ảnh hưởng đến môi trường vì nó rất độc. (4). Những chất là “thủ phạm” chính gây ra các hiện tượng: hiệu ứng nhà kính; mưa axit; thủng tầng ozon (là các nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu) tương ứng lần lượt là:CO2 ; SO2 , NO2 ; CFC (freon: CF2Cl2 , CFCl3…) (5). Người ta có thể sát trùng bằng dd mối ăn NaCl, Chẳng hạn như hoa quả tươi, rau sống được ngâm trong dd NaCl từ 10-15 phút…. Khả năng diệt khuẩn của dd NaCl là do dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl− có tính khử. (6).Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí SO2, NO2, HF. Người ta dùng chất KOH để loại bỏ chúng. (7). Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí SO2. Số phát biểu không đúng là:
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí gây ô nhiễm môi trường

Ta tiến hành các thí nghiệm sau: MnO2 tác dụng với dung dịch HCl (1). Nhiệt phân KClO3 (2). Nung hỗn hợp: CH3COONa + NaOH/CaO (3). Nhiệt phân NaNO3(4). Các thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí gây ô nhiễm môi trường là:
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Chọn nhận định đúng

Cho các phát biểu và nhận định sau: (1). Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là H2S và NO. (2). Khí CH4; CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính (3). Chất gây nghiện chủ yếu trong thuốc lá là nicotin. (4). Ozon trong khí quyển là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Số phát biểu đúng là:
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết

Phản ứng oxi hóa khử

Nhiệt phân lần lượt các chất sau: (NH4)2Cr2O7; CaCO3; Cu(NO3)2; KMnO4; Mg(OH)2; AgNO3; NH4Cl. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa khử là:
Trắc nghiệm Cơ bản Ôn Thi Đại Học
Xem chi tiết