Phương Trình Hoá Học

Bài 33. Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng

Mục đích của bài Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng là các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao; Nhiệt phân muối NaHCO3 ; Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể. Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. Kiến thức cần nắm

1. Thí nghiệm 1: Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao

CO khử CuO theo phương trình: CuO (đen) + CO -> CO2 + Cu (đỏ) (điều kiện nhiệt độ)

2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3

Nhiều muối cacbonat (trừ cacbonat trung hoà của kim loại kiềm) dễ bị nhiệt phân huỷ giải phóng khí CO2

2NaHCO3 -> Na2CO3+H2O+CO(điều kiện nhiệt độ)

3. Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua

Nhận biết muối cacbonat bằng cách cho phản ứng với axit, với hiện tượng là tạo khí CO2 không màu, mùi hắc

Lưu ý tính tan trong nước của các muôi. Na2CO3 tan trong nước; còn CaCO3 thì không tan

II. Kĩ năng phòng thí nghiệm

(1) Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên trong phòng thí nghiệm.

(2) Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.

(3) Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.

(4) Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.

(5) Phải mang kính bảo hộ.

(6) Phải cột tóc gọn lại.

(7) Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.

(8) Không bao giờ được nếm các hóa chất thí nghiệm. Không ăn hoặc uống trong phòng thí nghiệm.

(9) Không được nhìn xuống ống thí nghiệm.

(10) Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tại nạn, báo cho giáo viên ngay lập tức.

(11) Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.

(12) Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.

(13) Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi qui định như được hướng dẫn.

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 14. Photpho

• Biết cấu tạo phân tử, các dạng thù hình và hiểu tính chất hoá học của photpho. • Biết một số dạng tồn tại của photpho trong tự nhiên, phương pháp điều chế và ứng dụng của photpho trong đời sống và sản xuất.

Xem chi tiết

Bài 4. Một số axit quan trọng

Axit clohidric có những tính chất của axit không ? Nó có những ứng dụng quan trọng nào ? Axit sunfuric đặc và loãng có những tính chất hoá học nào ? Vai trò quan trọng của nó là gì ?

Xem chi tiết

Bài 22. Clo

Nội dung bài giảng Clo tìm hiểu về Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. Kiến thức trọng tâm: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro), Clo còn thể hiện tính khử

Xem chi tiết

Bài 43. Ankin

Biết đồng đẳng, đồng phân, danh pháp vμ cấu trúc phân tử của ankin. Hiểu sự giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa ankin và anken. Biết phương pháp điều chế và ứng dụng của axetilen

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học