Phương Trình Hoá Học

Định luật bảo toàn khối lượng là gì?

Định luật bảo toàn khối lượng hay định luật Lomonosov - Lavoisier là một định luật cơ bản trong lĩnh vực hóa học, được phát biểu như sau: "Tổng khối lượng các sản phẩm thu được đúng bằng tổng khối lượng các chất ban đầu đã tác dụng"

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Định luật bảo toàn khối lượng

Định luật bảo toàn khối lượng hay định luật Lomonosov - Lavoisier là một định luật cơ bản trong lĩnh vực hóa học, được phát biểu như sau: "Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm tạo thành".

Phương trình tổng quát:                                       aA + bB cC + dD

Định luật BTKT:                                                   mA +mB = mC + mD

Ví dụ: 4,04g khí hidro kết hợp với đúng 32g khí oxi cho 36,04 g nước. 

Theo lí thuyết nguyên tử, số lượng các nguyên tử của từng nguyên tố trước và sau phản ứng là như nhau, chỉ có sự sắp xếp lại các nguyên tử trong các phân tử tác chất thành các phân tử sản phẩm. Kết quả là tổng khối lượng các sản phẩm phải đúng bằng tổng khối lượng các chất ban đầu đã tác dụng.

Ví dụ trên có thể minh họa bằng sơ đồ 

Hoá học 8 Bài 13: Phản ứng hóa học

Sử dụng phương trình hóa học ta có thể diễn đạt định luật bảo toàn khối lượng qua ví dụ trên như sau:

2H2 (k) + O2 (k)  2H2O (k)

hai phân tử + môt phân tử  hai phân tử

2mol + 1mol  2 mol

2*2,02 = 4,04g + 32,00g  2+18,02 = 36,04g.

Theo vật lí học hiện đại, định luật bảo toàn khối lượng chỉ hoàn toàn chính xác khi các phản ứng hóa học không kèm theo hiệu ứng nhiệt. Trong trường hợp ngược lại, khi phản ứng hấp thụ (hoặc giải phóng) một năng lượng Q, khối lượng của hỗn hợp phản ứng phải tăng (hoặc giảm) một lượng m thỏa mãn định luật Einstein

m.c2=Q   (c: tốc độ ánh sáng)

Tuy nhiên, do hiệu ứng nhiệt của các phản ứng hóa học chỉ vào khoảng 102 kcal.mol-1, ứng với sự thay đổi khối lượng khoảng:

m = 0,465.10-11kg

Vì sự thay đổi khối lượng rất nhỏ, trong thực tế ngoài giới hạn của phép cân chính xác hiện thời, do vậy người ta vẫn thừa nhận định luật bảo toàn khối lượng.

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Muối Crom (III)

Crom (III) là trạng thái oxi hóa bền nhất của crom. Người ta đã biết được nhiều muối Crom (III), những muối này độc với người. Nhiều muối crom (III) cũng có cấu tạo và tính chất giống với muối nhôm (III) cho nên biết tính chất hóa học của nhôm (III) có thể suy đoán tính chất của hợp chất crom (III). Sự giống nhau này được giải thích bằng sự gần nhau về kích thước của các ion Cr3+ và Al3+.

Xem chi tiết

Khí hiếm

Các nguyên tố khí hiếm thuộc vào nhóm VIIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố và gồm có: heli (He), neon (Ne), agon (Ar), kripton (Kr), xenon (Xe) và radon (Rn). Các nguyên tử khí hiếm có lớp vỏ ngoài cùng là ns2np6 đã điền đủ electron. Cấu hình electron này rất bền như đã thấy qua năng lượng ion hóa cao của các khí hiếm, nhất là của những khí hiếm nhẹ. Chính lí thuyết cổ điển về liên kết ion và liên kết cộng hóa trị đều đã được xây dựng xuất phát từ tính bền của cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm.

Xem chi tiết

Xeton

Xeton là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm C=O liên kết trực tiếp với hai nguyên tử cacbon. Nhóm C=O liên kết với 2 nguyên tử cacbon khác là nhóm chức xeton. Xeton đơn giản và thông dụng nhất là axeton. Axeton được dùng làm dung môi trong quá trình sản xuất nhiều hợp chất trong công nghiệp mĩ phẩm, làm nguyên liệu tổng hợp clorofom, iodofom...

Xem chi tiết

Hợp chất tạp chức

Hợp chất tạp chức là hợp chất mà phân tử chứa từ 2 nhóm chức khác nhau trở lên.

Xem chi tiết

Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học

Biến thiên Entanpi (hay còn gọi là Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học), ký hiệu là ΔH, chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối của hệ mà không phụ thuộc vào trạng thái trung gian.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học