Phương Trình Hoá Học

Tỉ khối hơi của chất A so với chất B là gì?

Tỉ khối là so sánh khối lượng, nghĩa là muốn biết chất nào nặng hơn, chất nào nhẹ hơn và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần. Tỉ khối hơi của chất A so với chất B nghĩa là muốn biết ở dạng hơi (hay khí) thì hơi A nặng hay nhẹ hơn hơi (khí) B bao nhiêu lần.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Tỉ khối là so sánh khối lượng, nghĩa là muốn biết chất nào nặng hơn, chất nào nhẹ hơn và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần. Tỉ khối hơi của chất A so với chất B nghĩa là muốn biết ở dạng hơi (hay khí) thì hơi A nặng hay nhẹ hơn hơi (khí) B bao nhiêu lần. Mà muốn so sánh khối lượng giữa A và B thì phải là lấy hai khối lượng của A và B của cùng một thể tích bằng nhau. Sau đó lấy khối lượng của A đem chia cho khối lượng của B (hai khối lượng của cùng thể tích, thể tích A bằng thể tích B), nếu kết quả phép chia > 1, tức là A nặng hơn B, còn nếu kết quả phép chia < 1, thì A nhẹ hơn B, còn nếu tỉ số khối lượng này bằng 1, tức là A, B nặng nhẹ bằng nhau.

 Theo hệ quả của định luật Avogadro, trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì 1 mol bất kỳ khí hay hơi nào cũng đều chiếm thể tích bằng nhau (nếu là điều kiện tiêu chuẩn thì 1 mol mọi khí đều chiếm thể tích bằng nhau là 22,4 lít). Mà 1 mol A có khối lượng là MA gam, còn 1 mol B có khối lượng là MB gam. Do đó tỉ khối hơi của A so với B, ký hiệu dA/B được tính như sau:

dA/B = MA/MB

     MA, MB là khối lượng (gam) của 1 mol A, 1 mol B, khối lượng của cùng một thể tích bằng nhau (bằng 22,4 lít, nếu là đktc)

     dA/B > 1 => hơi (khí) A nặng hơn hơi (khí) B

     dA/B   < 1 => hơi A nhẹ hơn hơi B

    dA/B  = 1 => hơi A và B nặng bằng nhau

Thí dụ:  dCH4/H2 = MCH4/MH2 = 16/2 = 8

      Như vậy, tỉ khối của khí metan so với khí hydrogen bằng 8. Nghĩa là khí metan nặng hơn khí hydrogen 8 lần. Hai thể tích bằng nhau của khí metan và khí hydrogen, khí hydrogen chiếm 1 phần khối lượng thì khí metan chiếm 8 phần khối lượng.

       Trung bình 1 mol không khí có khối lượng 29 gam, nên tỉ khối hơi của chất A so với không khí được tính nhu sau:

dA/KK  = MA/MKK = MA/29

      Thí dụ: Tỉ khối của khí axetien (C2H2) so với không khí

                  dC2H2/KK = MC2H2/MKK = 26/29 = 0,896  

=> axetilen nhẹ hơn không khí 0,896 lần

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Hợp kim

Hợp kim là dung dịch rắn của nhiều nguyên tố kim loại hoặc giữa nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim. Hợp kim mang tính kim loại (dẫn nhiệt cao, dẫn điện, dẻo, dễ biến dạng, có ánh kim...).

Xem chi tiết

Cacbohidrat

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường dùng gạo, ngô, khoai, sắn, mía, quả ngọt... vì chúng chứa loại chất dinh dưỡng quan trọng là tinh bột (trong gạo, ngô, khoai, sắn...) đường saccarozơ, glucozơ; fructozơ. Ta cũng thường dùng giấy viết, sợi, vải, bông (chủ yếu là xenlulozơ). Các chất tinh bột, đường, xenlulozơ có tên chung là cacbohidrat vì có công thức chung là Cn(H2O)m

Xem chi tiết

Nguyên tố hóa học

Tính chất hóa học của nguyên tố phụ thuộc vào số electron của nguyên tử nguyên tố đó và do đó phụ thuộc vào số đơn vị điện tích hạt nhân Z của nguyên tử. Như vậy, các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân Z thì có cùng tính chất hóa học.

Xem chi tiết

kẽm oxit

Kẽm Oxit (công thức hóa học: ZnO, trước đây, do được dùng để làm chất màu trắng nên được gọi là kẽm trắng, hay kẽm hoa (là chất bột mịn sau khi ngưng tụ kẽm ở trang thái hơi). Hiện nay, kẽm trắng là thuật ngữ để chỉ ZnO điều chế bằng cách đốt cháy kẽm kim loại.

Xem chi tiết

Quy tắc loại Zaixep (Zaisev)

Quy tắc Zaixep: khi tách loại dẩn xuất halogen (X) hoặc gốc -OH thì X hoặc gốc -OH sẽ bị tách cùng với nguyên tử hydro tại nguyên tử cacbon ở liền bên cạnh có bậc cao nhất.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học