Phương Trình Hoá Học

Axit nucleic là gì?

Axit nucleic là polime sinh học do nhiều đơn vị nucleotit kết hợp với nhau (còn gọi là polinucleotit) nhờ các liên kết photphodieste.Axit nucleic là thành phần quan trọng nhất của nhân tế bào. Tên axit nucleic có nguồn gốc từ tiếng La tinh có nghĩa là nhân.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Định nghĩa

Axit nucleic là polime sinh học do nhiều đơn vị nucleotit kết hợp với nhau (còn gọi là polinucleotit) nhờ các liên kết photphodieste. Axit nucleic là thành phần quan trọng nhất của nhân tế bào. Tên axit nucleic có nguồn gốc từ tiếng La tinh có nghĩa là nhân. Các axit nucleic tồn tại dưới dạng kết hợp với protein và dạng kết hợp đó có tên là nucleoprotein hay nucleoproteit.

2. Thành phần cấu tạo

Axit nucleic – Wikipedia tiếng Việt

Axit nucleic chứa các nguyên tố C, H, O, N, P. Phân tử khối của axit nucleic rất lớn, khoảng 2.000.000 đến 10.000.000 đvC. Axit nucleic được cấu thành bởi các monome là nucleotit. Một nucleotit bao gồm ba thành phần chính:

- Gốc bazơ nitơ (dẫn xuất của dị vòng purin hoặc dị vòng pirimidin).

- Gốc pentozơ (ribozơ hoặc deoxiribozơ).

- Gốc axit photphoric

Ba thành phần này kết hợp với nhau theo tỉ lệ 1:1:1

3. Cấu trúc của axit nucleic

Axit nuclêic, trắc nghiệm sinh học lớp 10

Nhiều đơn vị nucleotit kết hợp với nhau nhờ liên kết photphodieste tạo nên axit nucleic. Liên kết este được tạo thành từ nhóm -OH của gốc photphat của một đơn vị nucleotit với nhóm -OH của gốc pentozơ của đơn vị nucleotit kế tiếp. 

Có hai loại axit nucleic là axit deoxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN). Hai loại này khác nhau về thành phần pentozơ trong phân tử, ADN không có bazơ dị vòng uraxil còn ARN không có dị vòng timin.

- Axit deoxiribonucleic (ADN)

Các gốc nitơ:Thymine, Guanine, Adenine, Cytosine.

Cấu trúc: sợi đôi

Đường ngũ cốc: Deoxyribose

Hình dạng chính của ADN là hình xoắn kép ba chiều. Cấu trúc dạng xoắn này giúp cho các ADN có  khả năng thư giản và tổng hợp nên protein.

- ARN

Các gốc nitơ: Guanine, Adenine, Uracil, Cytosine

Cấu trúc: Sợi đơn

Đường năm carbon: Ribose

Khác hẳn so với ADN thì ARN lại không có cấu trúc dạng xoắn, cấu tạo của chúng lại phức tạp hơn theo hình dạng ba chiều. Nguyên nhân là do các nguyên tử bazo ARN kết hợp với các ARN khác.

4. Vai trò

Các axit nucleic là phân tử không thể thiếu trong các cá thể sinh vật để tạo nên một hệ giúp thực hiện các quá trình mã hóa và truyền tải thông tin di truyền. Axit nucleic được tìm thấy hầu hết trong mọi sinh vật - thực vật đa bào cho đến các sinh vật có cấu tạo đơn bào như vi khuẩn virut. Mỗi sinh vật đó đều có điểm chung với nhau.

Chúng là những vật liệu di truyền để kết nối các sinh vật trên trái đất như con người động vật, thực vật và cả sinh vật đơn bào. Mỗi sinh vật có thể trông giống nhau về vẻ bề ngoài nhưng vô hình chung nếu như chúng ta để ý thì chúng có những đặc điểm cũng như tính chất khác nhau và khá đặc biệt so với các cá thể đồng loại khác.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Hiệu ứng cảm ứng trong hóa học hữu cơ

Sự dịch chuyển mật độ electron dọc theo mạch liên kết xích ma trong phân tử gây ra sự chênh lệch về độ âm điện được gọi là hiệu ứng cảm ứng, kí hiệu bằng chữ I (Inductive Effect) và được chỉ bằng mũi tên thẳng hướng về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn

Xem chi tiết

Tơ là loại hợp chất thiên nhiên hoặc tổng hợp dạng sợi dài, nhỏ với độ bền nhất định. Một số polime có thể dùng để chế tơ, đồng thời có thể dùng làm chất dẻo như poliamit, xenlulose axetat...

Xem chi tiết

Hidroxit lưỡng tính

Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như base

Xem chi tiết

Quy tắc loại Zaixep (Zaisev)

Quy tắc Zaixep: khi tách loại dẩn xuất halogen (X) hoặc gốc -OH thì X hoặc gốc -OH sẽ bị tách cùng với nguyên tử hydro tại nguyên tử cacbon ở liền bên cạnh có bậc cao nhất.

Xem chi tiết

Nguyên tử khối

Nguyên tử khối (NTK) là khối lượng của một nguyên tử biểu diễn bằng đơn vị cacbon (đ.v.C). Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Vì vậy, dựa vào nguyên tử khối của một nguyên tố chưa biết ta xác định được đó là nguyên tố nào.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học