Phương Trình Hoá Học

Nồng độ là gì?

Khác với các hợp chất hóa học, tính chất của dung dịch phụ thuộc nhiều vào thành phần của nó. Trong dung dịch, để biểu diễn mối quan hệ giữa lượng chất tan với dung môi/dung dịch người ta dùng khái niệm nồng độ.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Khái niệm nồng độ

Trong dung dịch lỏng bao gồm chất tan và dung môi. Để biểu diễn mối quan hệ giữa lượng chất tan với dung môi/ dung dịch người ta dùng khái niệm nồng độ.

Khi lượng chất tan có trong dung dịch càng lớn thì nồng độ càng cao và ngược lại. Khi nồng độ đạt giá trị cao nhất ở những điều kiện môi trường nhất định khi dung dịch bão hòa (ta không thể thêm chất tan vào dung dịch). Nếu chất tan được thêm vào dung dịch bão hòa thì nó không tan được nữa mà xảy ra hiện tượng kết tinh.

Chúng ta có thể điều chỉnh nồng độ dung dịch tăng/giảm bằng cách thêm chất tan/ dung môi. Muốn tăng nồng độ dung dịch thì thêm chất tan hoặc giảm dung môi, ngược lại nếu muốn giảm nồng độ thì thêm dung môi hoặc giảm chất tan. 

2. Phân loại nồng độ

Khác với các hợp chất hóa học, tính chất của dung dịch phụ thuộc nhiều vào thành phần của nó. Sau đây là những cách biểu diễn chính thành phần dung dịch.

a. Nồng độ phần trăm theo khối lượng cho biết số gam chất tan có trong 100g dung dịch

Nồng độ phần trăm khối lượng = số gam chất tan x 100% / số gam dung dịch

b. Nồng đội mol cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch. Nồng độ mol có đơn vị là mol/lit và thường viết tắt là M

Nồng độ mol = số mol chất tan / số lít dung dịch

c. Nồng độ đương lượng gam (còn gọi là nồng độ nguyên chuẩn) cho biết số đương lượng gam chất tan có trong một lít dung dịch. Nồng độ đương lượng gam có đơn vị là đlg/lit và thường viết tắt là N

Nồng độ đương lượng gam = số đương lượng gam chất tan / số lít dung dịch

d. Nồng độ molan cho biết số mol chất tan có trong 1 kg dung môi

Nồng độ molan = số mol chất tan / số kg dung môi

e. Phần mol (tức phân số mol) của một chất là tỉ số giữa số mol của cấu tử chia cho tổng số mol chất có trong dung dịch

xA = số mol chất A / tổng số mol chất

Nồng độ mol được sử dụng khá phổ biến, Tuy nhiên, khi nhiệt độ thay đổi thì nồng độ mol của dung dịch sẽ thay đổi. Ví dụ nồng độ của một dung dịch nào đó ở 25oC là 1M do kết quả của sự tăng thể tích có thể sẽ thành 0,97M tại 45oC. Nồng độ molan và phân số mol của một dung dịch không phụ thuộc vào nhiệt độ nên được dùng cho những trường hợp như trường hợp định luật Raoult. Phép phân tích thể tích sử dụng nhiều nồng độ đương lượng gam vì ở đây định luật đương lượng được áp dụng triệt để.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Xenlulozo

Xen-lu-lô (bắt nguồn từ tiếng Pháp: cellulose), còn gọi là xenlulôzơ, xenlulôza, là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ các liên kết các mắt xích β-D-Glucose, có công thức cấu tạo là (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n trong đó n có thể nằm trong khoảng 5000-14000, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vách tế bào thực vật.

Xem chi tiết

Cân bằng hóa học

Trong phản ứng hóa học, khái niệm cân bằng hóa học dùng để chỉ trạng thái của phản ứng thuận nghịch mà tại đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. Ở trạng thái cân bằng, không phải là phản ứng dừng lại mà phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra nhưng với tốc độ bằng nhau. Điều này có nghĩa là trong một đơn vị thời gian: nồng độ các chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo chiều thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Do đó, cân bằng hóa học là cân bằng động.

Xem chi tiết

Đa hình

Một vật liệu rắn có thể tồn tại ở nhiều cấu trúc tinh thể khác nhau được gọi là hiện tượng đa hình. Những vật liệu kết tinh như polymer, khoáng vật, kim loại và liên quan đến thù hình, một kiểu đề cập đến nguyên tố hóa học đều có thể tìm thấy hiện tượng đa hình. Hình dạng hoàn chỉnh của vật liệu được miêu tả bởi tính đa hình và các thông số khác như dạng thường tinh thể, tỉ lệ vô định hình hoặc khuyết tật tinh thể. Đa hình liên quan đến các lĩnh vực dược học, hóa nông, chất tạo màu, chất nhuộm, thực phẩm, và chất nổ.

Xem chi tiết

Ăn mòn

Ăn mòn là sự phá hủy dần dần các vật liệu (thường là kim loại) thông qua phản ứng hóa học hoặc phản ứng điện hóa với môi trường. Ăn mòn là một quá trình có cơ chế phức tạp, nhưng về cơ bản, có thể hiểu sự ăn mòn là một hiện tượng điện hóa. Tại một điểm trên bề mặt kim loại, quá trình oxy hóa xảy ra, nguyên tử kim loại bị mất điện tử (electron), gọi là quá trình oxy hóa. Vị trí oxy hóa đó trở thành anode (cực dương). Các electron sẽ di chuyển từ anode đến một vị trí khác trên bề mặt kim loại, làm tăng số lượng electron (quá trình khử). Vị trí bị tăng electron trở thành cathode (cực âm).

Xem chi tiết

Khối lượng riêng

Khối lượng riêng (tiếng Anh: Density), còn được gọi là mật độ khối lượng, là một đặc tính về mật độ khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật chất đó, là đại lượng đo bằng thương số giữa khối lượng (m) của một vật làm bằng chất ấy (nguyên chất) và thể tích (V) của vật.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học