Phương Trình Hoá Học

CHƯƠNG 6 DUNG DỊCH

Trong thí nghiệm hoá học hoặc trong đời sống hàng ngày các em thường hoà tan nhiều chất như đường, muối... trong nước, ta có những dung dịch đường, muối... Vậy dung dịch là gì ? Các bạn hãy tìm hiểu.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. DUNG MÔI – CHẤT TAN - DUNG DỊCH 

Xăng hoà tan được dầu ăn, tạo thành dung dịch. Nước không hoà tan được dầu ăn. Ta nói :

Xăng là dung môi của dầu ăn, nước không là dung môi của dầu ăn.

Kết luận

- Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch.

- Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi.

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. 

II. DUNG DỊCH CHƯA BÃO HOÀ. DUNG DỊCH BÃO HOÀ 

Ở một nhiệt độ xác định :

- Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan. 

- Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan. 

III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUÁ TRÌNH HOÀ TAN CHẤT RẮN TRONG NƯỚC XẢY RA NHANH HƠN ?

Muốn quá trình hoà tan xảy ra nhanh hơn, ta thực hiện các biện pháp sau :

1. Khuấy dung dịch 

Sự khuấy làm cho chất rắn bị hoà tan nhanh hơn, vì nó luôn luôn tạo ra sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và các phân tử nước. 

2. Đun nóng dung dịch 

Đun nóng dung dịch làm cho chất rắn bị hoà tan nhanh hơn. Vì ở nhiệt độ càng cao, các phân tử nước chuyển động càng nhanh, làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn. 

3. Nghiền nhỏ chất rắn 

Kích thước của chất rắn càng nhỏ thì chất rắn bị hoà tan càng nhanh, vì gia tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với các phân tử nước. 

 

1. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

2. Ở nhiệt độ xác định :

a) Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan.

b) Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan.

3. Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, ta thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp sau:

-Khuấy dung dịch.

- Đun nóng dung dịch.

- Nghiền nhỏ chất rắn. 

 

 

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 28. Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng

Nội dung bài luyện tập Tính chất của Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ là bài tổng ôn, củng cố các kiến thức đã học về Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ. Ngoài ra còn rèn luyện cho các em học sinh kĩ năng giải các bài tập và các dạng toán quan trọng.

Xem chi tiết

Bài 42. Hợp kim của sắt

Biết thành phần, tính chất và ứng dụng của gang, thép

Xem chi tiết

Bài 15. Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học. Sụ biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì và nhóm

Hỗ trợ học sinh rèn luyện một số kĩ năng sử dụng hóa chất và dụng cụ thí nghiệm để đảm bảo an toàn và kết quả thí nghiệm

Xem chi tiết

Bài 7. Năng lượng của các electron trong nguyên tử, cấu hình electron nguyên tử

Trong nguyên tử, các electron chiếm những mức năng lượng như thế nào? Các viết cấu hình nguyên tử electron

Xem chi tiết

Bài 27. Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Khí oxi có rất nhiều trong không khí. Có cách nào tách riêng được khí oxi từ không khí ? Trong phòng thí nghiệm muốn có một lượng nhỏ khí oxi thì làm thế nào ?

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học