Phương Trình Hoá Học

Bài 29. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

Hiểu tính chất hóa học của NaOH, NaHCO3, Na2CO3 và phương pháp điều chế NaOH

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- NATRI HIĐROXIT, NaOH

1.Tính chất

Natri hiđroxit là chất rắn, không màu, hút ẩm, nóng chảy ở 322oC, tan nhiều trong nước.

Natri hiđroxit là bazơ mạnh, khi tan trong nước nó phân li hoàn toàn thành ion:

NaOH(dd) → Na+(dd)+ OH(dd)

Tác dụng với axit, oxit axit tạo thành muối và nước.

Tác dụng với một số dung dịch muối, tạo thành bazơ không tan.

Thí dụ: Cu2+(dd)+2OH(dd)→Cu(OH)2(r)

2. Ứng dụng

Natri hiđroxit có nhiều ứng dụng quan trọng trong các ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ, luyện nhôm, xà phòng, giấy, dệt,...

3. Điều chế

Sản lượng NaOH hằng năm trên thế đạt khoảng 31.000.000 tấn. Trong công nghiệp, người ta điều chế NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl bão hòa. Thùng điện phân dung dịch NaCl có cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì. Giữa hai điện cực có vách ngăn xốp.

Ở điện cực âm (catot)

Trên bề mặt của cực âm có các ion Na+ và phân tử H2O. Ở đây xảy ra sự khử các phân tử H2O:  2H2O+2e→H2+2OH

Ở cực dương (anot)

Trên bề mặt cực dương có các ion Cl và phân tử H2O. Ở đây xảy ra sự oxi hóa các ion Cl:  2Cl→Cl2+2e

Phương trình điện phân dung dịch NaCl (có vách ngăn):

2NaCl+2H2O−→điện phân có vách ngăn H2↑+Cl2↑+2NaOH

Dung dịch NaOH thu được có lẫn nhiều NaCl.Người ta cô đặc dung dịch, NaCl ít tan so với NaOH nên kết tinh trước. Tách NaCl ra khỏi dung dịch, còn lại là dung dịch NaOH.

II- NATRI HIĐROCACBONAT VÀ NATRI CACBONAT

1. Natri hiđrocacbonat, NaHCO3

a) Tính chất

Bị phân hủy bởi nhiệt:

2NaHCO3→to Na2CO3+H2O+CO2

Tính lưỡng tính:

NaHCO3 là muối của axit yếu, tác dụng được với nhiều axit

NaHCO3+HCl→NaCl+H2O+CO2

Phương trình ion rút gọn:

HCO3+H+→H2O+CO2

Trong phản ứng này, ion HCO3 nhận proton, thể hiện tính chất của bazơ.

NaHCO3 là muối axit, tác dụng được với dung dịch bazơ tạo ra muối trung hòa

NaHCO3+NaOH→Na2CO3+H2O

Phương trình ion rút gọn:

HCO3+OH→CO2−3+H2O

Trong phương trình phản ứng này, ion HCO3 nhường proton, thể hiện tính chất của axit.

Nhận xét: Muối NaHCO3 có lưỡng tính, là tính chất của ion HCO3: Khi tác dụng với axit, nó thể hiện tính bazơ; khi tác dụng với bazơ, nó thể hiện tính axit. Tuy nhiên, tính bazơ chiểm ưu thế.

b) Ứng dụng

Natri hiđrocacbonat được dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát,...

2. Natri cacbonat, Na2CO3

a) Tính chất

Natri cacbonat dễ tan trong nước, nóng chảy ở 850oC

Na2O3 là muối của axit yếu, tác dụng được nhiều với axit:

Na2CO3+2HCl→2NaCl+H2O+CO2

Phương trình ion rút gọn:

CO2−3+2H+→H2O+CO2

Ion CO2−3 nhận proton, có tính chất của một bazơ. Muối Na2CO3 có tính bazơ.

b) Ứng dụng

Muối natri cacbonat là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, xà phòng, giấy, dệt và điều chế nhiều muối khác. Dung dịch natri cacbonat dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy trước khi sơn, tráng kim loại. Natri cacbonat còn được dùng trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Cách đề phòng chất độc trong măng, khoai tây, khoai mì

Măng, khoai tây, khoai mì.. là các thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống của con người Việt Nam. Chúng là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cần thiết cho con người. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn cảnh báo rằng các loại thực phẩm này chứa nhiều chất độc nguy hiểm nếu không biết sơ chế đúng cách.

Xem chi tiết

Bài 35. Brom

Brom có những tính chất hóa học giống và khác các halogen khác như thế nào?

Xem chi tiết

Bài 12. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

Hiểu được tính kim loại, tính phi kim và quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Hiểu được quy luật biến đổi hóa trị, tính axit-bazo của oxit và hidroxit của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn.

Xem chi tiết

Bài 16. Phân bón hoá học

• Biết các nguyên tố dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng. • Biết được thành phần hoá học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp,... và cách điều chế các loại phân bón này.

Xem chi tiết

Bài 5. Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit

Oxit bazơ, oxit axit và axit Có những tính chất hoá học nào ? Giữa chúng Có mối quan hệ về tính chất hoá học ra sao ? Vậy giữa oxit và axit liên hệ với nhau như thế nào chúng ta cùng nhau hệ thống lại qua bài hoc sau

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học