Phương Trình Hoá Học

Bài 53. Protein

Protein (phát âm tiếng Anh: /ˈproʊˌtiːn/, phát âm tiếng Việt: prô-tê-in, còn gọi là chất đạm) là những phân tử sinh học, hay đại phân tử, gồm nhiều axit amin. Protein thực hiện rất nhiều chức năng bên trong sinh vật, bao gồm các phản ứng trao đổi chất xúc tác, sao chép DNA, đáp ứng lại kích thích, và vận chuyển phân tử từ một vị trí đến vị trí khác

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

- Protein có trong cơ thể người, động vật và thực vật như lòng trắng trứng, sữa, hạt, tóc, sừng...

II. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

1. Thành phần nguyên tố chủ yếu của protein là C, H, O, N và một lượng nhỏ S, P, kim loại. 

2. Cấu tạo phân tử: Protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit tạo thành một “ mắt xích” trong phân tử protein .

III. TÍNH CHẤT

1. Phản ứng thủy phân

                    Protein  +  nước  ->  Hỗn hợp amino axit ( xúc tác nhiệt độ, axit hoặc bazo)

2. Sự phân hủy bởi nhiệt

- Khi đun nóng mạnh hoặc đốt cháy, protein bị phân hủy tạo thành những chất bay hơi và có mùi khét (giống như tóc, thịt cháy).

3. Sự đông tụ

- Khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất (rượu etylic, axit...) xảy ra sự kết tủa hay đông tụ protein, thí dụ đun nóng lòng trắng trứng.

IV. ỨNG DỤNG

- Ứng dụng chính của Protein dùng để làm thức ăn.

- Ngoài ra, còn có những ứng dụng trong công nghiệp dệt (len, tơ tằm), da, mĩ nghệ (sừng, ngà)

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 21. Điều chế kim loại

Nôi dung bài học giúp các em hiểu về nguyên tắc điều chế kim loại cũng như các phương pháp để điều chế như phương pháp nhiệt luyện, thủy luyện, điện phân.

Xem chi tiết

Bài 37. Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên

Nội dung bài học tìm hiểu Nguồn hidrocacbon trong thiên nhiên, cách khai thác và phương pháp điều chế chúng.

Xem chi tiết

Bài 50. Glucozơ

Chúng ta cùng tìm hiểu về Glucozơ qua bài học hôm nay nhé.

Xem chi tiết

Bài 28. Bài thực hành số 3: Tính chất của Brom và Iot

Nội dung Bài thực hành số 3 Tính chất hóa học của Brom và Iot giúp học sinh biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: So sánh tính oxi hoá của clo và brom. So sánh tính oxi hoá của brom và iot. Tác dụng của iot với tinh bột.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 9 ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC

Nội dung bài học trình bày các khái niệm, định nghĩa về Anđehit - Xeton cũng như các tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng thực tiễn của nó.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học