Phương Trình Hoá Học

Bài 36. Metan

Metan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào? Hôm nay các bạn sẽ được nghiên cứu qua bài giảng về Metan.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Công thức phân tử : CH4.

Phân tử khối:            16.

I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Trong tự nhiên, metan có nhiều trong các mỏ khí (khí thiên nhiên), trong mỏ dầu (khí đồng hành), trong các mỏ than (khí mỏ than), trong bùn ao (khí bùn ao), khí biogaz. Khí metan được sinh ra trong điều kiện các chất hữu cơ bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện hiếm khí.(có rất ít khí oxi).

- Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và tan rất ít trong nước.

II. CẤU TẠO PHÂN TỬ

-Trong phân từ metan chỉ có liên kết đơn, công thức cấu tạo của metan:

- Giữa nguyên tử C và nguyên tử H chỉ có 1 liên kết những liên kết như vậy gọi là liên kết đơn.

- Ta thấy trong phân tử mêtan có 4 liên kết đơn.

III.  TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tác dụng với oxi:

- Khi đốt metan cháy trong khí oxi thì tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.

                  CH4(k) + 2O2(k) ->  CO2(k) + 2H2O(h) ( điều kiện nhiệt độ)

2. Tác dụng với clo khi có ánh sáng:

Tiến hành thí nghiệm cho hỗn hợp khí metan và clo phản ứng với nhau trong một bình kín, dưới điều kiện có chiếu sáng.

Hiện tượng: Ban đầu hỗn hợp khí có màu vàng, sau một thời gian thì màu vàng nhạt dần rồi mất đi.

                  CH4 + Cl2 -> HCl + CH3Cl (clo metan) ( điều kiện ánh sáng)

- Ở phản ứng này, nguyên tử H của metan được thay thế bởi nguyên tử Cl, vì vậy được gọi là phản ứng thế.

IV. ỨNG DỤNG

- Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được đùng làm nhiên liệu.

- Metan là nguyên liệu dùng điều chế hiđro theo phản ứng : CH4(k) + H2O  -> CO2(k) + H2(k)

- Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 11. Sự biến đổi một số đại lượng vật lí của các nguyên tố hóa học

Thế nào là năng lượng ion hóa, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố? Quy luật biến đổi các đại lượng vật lí này trong bảng tuần hoàn như thế nào?

Xem chi tiết

Bài 52. Chuẩn độ oxi hóa – khử bằng phương pháp pemanganat

Biết nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ oxi hóa - khử thông qua phương pháp pemanganat

Xem chi tiết

Bài 32. Phản ứng oxi hóa – khử

- Sự khử (quá trình khử) của một chất là làm cho chất đó nhận electron hay làm giảm số oxi hoá của chất đó. - Sự oxi hoá (quá trình oxi hoá) của một chất là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hoá của chất đó.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 3 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Nội dung bài giảng Tính chất của phi kim tìm hiểu về một số tính chất vật lí của phi kim: Phi kim tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí. Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp; Biết những tính chất hoá học chung của phi kim: Tác dụng với oxi, với kim loại vàvới hiđrô. Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh yếu của 1 số phi kim.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 2 NITƠ – PHOTPHO

Nitơ là nguyên tố có nhiều chuyện lạ: nó là 1 khí không duy trì sự sống nhưng không có cuộc sống nào lại không có mặt nitơ. Lịch sử tìm ra nitơ gắn liền việc tìm ra thành phần không khí và các chất khí như oxi, hiđro. Lúc đầu người ta đặt tên nitơ là azot (nghĩa là ko duy trì sự sống), về sau phát hiện nó chứa trong diêm tiêu nên đặt tên là NITROGEN (sinh ra diêm tiêu). Vậy nitơ có cấu tạo và tính chất như thế nào, dựa vào đó chúng ta sẽ biết những ứng dụng của nitơ trong sản xuất và đời sống. Vậy Nitơ có tính chất vật lí, hóa học, cách điều chế như thế nào chúng ta cùng nhau đi vào nội dung bài học ngày hôm nay.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học