Phương Trình Hoá Học

Chương II. Nhóm Nito Bài 9. Khái quát về nhớm Nitơ

Biết được nhóm Nito gồm những nguyên tố nào

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I - VỊ TRÍ CỦA NHÓM NITƠ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

Nhóm nitơ gồm các nguyên tố: nitơ (N), photpho (P), asen (As), antimon (Sb) và bitmut (Bi). Chúng đều thuộc các nguyên tố p.

Bảng 2.1. Một số tính chất của các nguyên tố nhóm nitơ 

II - TÍNH CHẤT CHUNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM NITƠ

1. Cấu hình electron nguyên tử

Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử là ns2np3 (có 5 electron)

Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của các nguyên tố nhóm nitơ có 3 electron độc thân, do đó trong một số hợp chất chúng có hóa trị 3.

Đối với nguyên tử của các nguyên tố P,As,Sb và Bi ở trạng thái kích thích, một electron trong cặp electron của phân lớp ns có thể chuyển sang obitan d trống của phân lớp nd.

Như vậy, ở trạng thái kích thích nguyên tử của các nguyên tố này có 5 electron độc thân nên có thể có hóa trị năm trong các hợp chất.

2. Sự biến đổi tính chất của các đơn chất

a) Tính oxi hóa - khử

Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm nitơ có số oxi hóa cao nhất là +5. Ngoài ta, chúng còn có các số oxi  hóa +3 và −3. Riêng nguyên tử nitơ nên có thêm các số oxi hóa +1,+2,+4.

Do đó khả năng giảm và tăng số oxi hóa trong các phản ứng hóa học, nên nguyên tử các nguyên tố nhóm nitơ thể hiện tính oxi hóa và tính khử. Khả năng oxi hóa giảm dần từ nitơ đến bimut, phù hợp với chiều giảm độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm.

b) Tính kim loại - phi kim

Đi từ nitơ đến bimut, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính kim loại tăng dần. Nitơ , photpho là các phi kim. Asen thể hiện tính phi kim trội hơn tính kim loại. Antimon thể hiện tính kim loại và tính phi kim ở mức độ gần như nhau, còn ở bitmut tính kim loại trội hơn tính phi kim.

3. Sự biến đổi tính chất của các hợp chất

a) Hợp chất với hiđro

Tất cả các nguyên tố nhóm nitơ đều tạo được hợp chất khí với hiđro (hiđrua), có công thức chung là RH3. Độ bền nhiệt của các hiđrua giảm dần từ NH3 đến BiH3. Dung dịch của chúng không có tính axit.

b) Oxit và hiđroxit

Từ nitơ đến bitmut, tính axit của các oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần đồng thời tính bazơ của chúng tăng dần. Độ bền của các hợp chất với số oxi hóa tăng, còn độ bền của các hợp chất với số oxi hóa +5 nói chung giảm. Các oxit của nitơ và photpho với số oxi hóa +5(N2O5,P2O5) là oxit axit, hiđroxit của chúng là các axit (HNO3,H3PO4). Trong các oxit với số oxi hóa +3 thì As2O3 là oxit lưỡng tính.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 31. Phản ứng hữu cơ

Biết cách phân loại phản ứng hữu cơ dựa vào sự biến đổi phân tử chất đầu. Biết các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị và một vài tiểu phân trung gian.

Xem chi tiết

CHƯƠNG II. CACBOHIDRAT. Bài 5. Glucozơ

Biết cấu trục dạng mạch hở, dạng mạch vòng của glucozo

Xem chi tiết

CHƯƠNG 3 MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

Mol, khối lượng mol, thể tích mol là gì ? Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất như thế nào ? Trong Hoá học lại cần biết có bao nhiêu nguyên tử hoặc phân tử và khối lượng, thể tích của chúng tham gia và tạo thành trong một phản ứng hoá học. Để đáp ứng được yêu cầu này, các nhà khoa học đã đề xuất một khái niệm dành cho các hạt vi mô, đó là MOL (đọc là "mon").

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học