Phương Trình Hoá Học

Chương 5. Nhóm Halogen. Bài 29. Khái quát về nhóm Halogen

Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào? Vị Trí của chúng trong bảng tuần hoàn?

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I - NHÓM HALOGEN TRONG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ

Nhóm  VIIA   trong bảng tuần hoàn gồm  5  nguyên tố: Flo (ô số  9, thuộc chu kì  2), clo (ô số  17, thuộc chu kì  3), brom (ô số  35, thuộc chu kì  4), iot (ô số  53, thuộc chu kì  5)  và atatin (ô số  85, thuộc chu kì  6).

Cả  5  nguyên tố trên đều đứng ở cuối chu kì, ngay trước khí hiếm. Chúng được gọi là các halogen (tiếng Latinh nghĩa là sinh ra muối).

Atatin không gặp trong thiên nhiên. Nó được điều chế nhân tạo bằng các phản ứng hạt nhân. Atatin được nghiên cứu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ.

Như vậy nhóm halogen được nghiên cứu ở đây bao gồm flo, clo, brom và iot.

II - CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG NHÓM HALOGEN

Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các halogen có  7  electron:  2  electron trên obitan  s  và  5  electron trên các obitan  p. Như vậy, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các halogen là  ns2np5(n  là số thứ tự của lớp ngoài cùng).

Từ flo đến iot, số lớp electron tăng dần và electron lớp ngoài cùng càng xa hạt nhân hơn.

Ở trang thái cơ bản, nguyên tử các halogen đều có một electron độc thân.

Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử flo là lớp thứ hai nên không có phân lớp  d. Nguyên tử clo, brom và iot có phân lớp  d  còn trống, khi được kích thích,  1,2 hoặc  3   electron có thể chuyển đến những obitan  d  còn trống:

      Electron lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản                Electron lớp ngoài cùng ở trạng thái kích thích

 

Như vậy, ở các trạng thái kích thích, nguyên tử clo, brom hoặc iot có thể có  3,5  hoặc  7  electron độc thân. Điều này góp phần giải thích khả năng tồn tại các trạng thái oxi hóa của clo, brom, iot.

Đơn chất halogen không phải là những nguyên tử riêng rẽ mà là những phân tử:

Hai nguyên tử halogen  X  kết hợp với nhau bằng liên kết cộng hóa trị tạo thành phân tử  X2:

Năng lượng liên kết  X−X  của phân tử  X2  không lớn  (từ  151 đến  243kJ/mol), nên các phân tử halogen tương đối dễ tách thành hai nguyên tử.

III - KHÁI QUÁT VỀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC HALOGEN

1. Tính chất vật lí

Trong nhóm halogen, các tính chất vật lí như: Trạng thái tập hợp, màu sắc, nhiệt độ  nóng chảy, nhiệt độ sôi...biến đổi có quy luật.

Bảng  5.1

Một số đặc điểm của các halogen

Flo không tan trong nước vì nó phân hủy nước rất mạnh. Các halogen khác tan tương đối ít trong nước và tan nhiều trong một số dung môi hữu cơ.

2.Tính chất hóa học

Vì lớp electron ngoài cùng có cấu hình tương tự nhau nên các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hóa học của đơn chất cũng như về thành phần và tính chất của các hợp chất.

Nguyên tử halogen  X  với  7  electron lớp ngoài cùng dễ dàng thu thêm  1  electron để tạo thành ion âm  X−  có cấu hình electron của khí hiếm liền kề trong bảng tuần hoàn:

X      +  1e  →  X

...ns2np5            ...ns2np6

Các halogen có độ âm điện lớn. Độ âm điện của flo (bằng  3,98)  là lớn nhất trong tất cả các nguyên tố hóa học. Từ flo đến clo, brom và iot, bán kính nguyên tử tăng dần và độ âm điện giảm dần.

Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hóa mạnh. Khả năng oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot.

Trong các hợp chất, flo luôn luôn có số oxi hóa  −1, các halogen khác ngoài số oxi hóa  −1  còn có các số oxi hóa  +1,+3,+5,+7.

Những điều khái quát kể trên sẽ được thấy rõ ràng và cụ thể hơn qua các bài học về từng nguyên tố halogen.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 24. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo

Nội dung bài giảng Sơ lược về hợp chất có oxi của clo tìm hiểu nước Javen và Clorua vôi có thành phần, tính chất, cấu tạo như thế nào? Chúng được dùng làm gì và được điều chế bằng cách nào?

Xem chi tiết

Bài 33. Điều chế khí hiđro – Phản ứng thế

Như chúng ta đã biết, những ứng dụng của hidro là không thể bàn cãi. Nhưng khí hidro không có sẵn cho chúng ta sử dụng vào đời sống và sản xuất. Vậy, trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, khí hidro được điều chế như thế nào? Phản ứng điều chế khí hidro thuộc loại phản ứng gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết sau đây các bạn nhé!

Xem chi tiết

Bài 32. Hợp chất của sắt

Nội dung bài học trình bày cụ thể, tỉ mỉ về các hợp chất của Sắt. Thông qua bài học các em học sinh biết được tính chất vật lí - hóa học của hợp chất Sắt (II), Sắt (III) và phương pháp điều chế. Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của hợp chất của Sắt.

Xem chi tiết

Bài 29. Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

Nội dung bài luyện tập Tính chất của Nhôm và hợp chất của nhôm là bài tổng ôn, củng cố các kiến thức đã học về Nhôm và các hợp chất như Al O (Nhôm oxit), Al(OH) (Nhôm hidroxit), Al (SO ) (Nhôm sunfat).... Ngoài ra còn rèn luyện cho các em học sinh kĩ năng giải các bài tập và các dạng toán quan trọng.

Xem chi tiết

Bài 45. Thực hành. Tính chất của hiđrocacbon không no

Ôn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm hóa hữu cơ

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học