Phương Trình Hoá Học

Bài 27. Phân tích nguyên tố

• Biết nguyên tắc phân tích định tính và định lượng nguyên tố. • Biết tính hàm lượng phần trăm nguyên tố từ kết quả phân tích

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I - PHÂN TÍNH ĐỊNH TÍNH

Phân tích định tính nguyên tố nhằm xác định các nguyên tố có mặt trong hợp chất hữu cơ bằng cách phân hủy hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng.

1. Xác định cacbon và hiđro

2. Xác định nitơ

Khi đun với axit sunfuric đặc, nitơ có trong một số hợp chất hữu cơ có thể chuyển thành muối amoni và được nhận biết dưới dạng amoniac:

CxHyOzNt →(H2SO4,to) (NH4)2SO4+...

(NH4)2SO4+2NaOH→to Na2SO4+2H2O+2NH3

3. Xác định halogen

Khi đốt, hợp chất hữu cơ chứa clo bị phân hủy, clo tách ra dưới dạng HCl và được nhận biết bằng bạc nitrat:

CxHyOzClt→CO2+H2O+HCl

HCl+AgNO3→AgCl↓+HNO3

II - PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG

Phân tích định lượng nhằm xác định tỉ lệ khối lượng (hàm lượng) các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ. Người ta phân hủy hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản rồi định lượng chúng bằng phương pháp khối lượng, phương pháp thể tích hoặc phương pháp khác. Kết quả được biểu diễn ra tỉ lệ % về khối lượng.

1. Định lượng cacbon, hiđro

Oxi hóa hoàn toàn một lượng xác định hợp chất hữu cơ A(mA) rồi cho hấp thụ định lượng H2O và CO2 sinh ra. Hàm lượng hiđro (%H) tính từ khối lượng nước sinh ra (mH2O), hàm lượng %C tính từ khối lượng CO2(mCO2) sinh ra như sau:

%H=mH2O.2.100% / 18.mA ; %C=mCO2.12.100% / 44.mA

2. Định lượng nitơ

Nung m(mg) hợp chất A chứa N với CuO trong dòng khí CO2:

CxHyOzNt→ (to,CO2 CuO) CO2+H2O+N2

Hấp thụ CO2 và H2O bằng dung dịch KOH 40%, đo được thể tích khí còn lại.

Giả sử xác định được V(ml) khí nitơ (đktc) thì khối lượng nitơ (mN) và hàm lượng phần trăm của nitơ (%N) được tính như sau:

mN=28.V / 22,4(mg ); %N=mN.100% / mA

3. Định lượng các nguyên tố khác

Halogen: Phân hủy hợp chất hữu cơ, chuyển halogen thành HX rồi định lượng dưới dạng AgX(X=Cl,Br)

Lưu huỳnh: Phân hủy hợp chất hữu cơ rồi định lượng lưu huỳnh dưới dạng sunfat.

Oxi: Sau khi xác định C,H,N,halogen,S,... còn lại oxi.

4. Thí dụ

Nung 4,65mg một hợp chất hữu cơ A trong dòng khí oxi thì thu được 13,20mgCO2 và 3,16mgH2O. Ở thí nghiệm khác, nung 5,58mg hợp chất A với CuO thì thu được 0,67ml khí nitơ  (đktc). Hãy tính hàm lượng phần trăm của C,H,N và O ở hợp chất A.

Theo các biểu thức cho ở mục 1 và 2 ta có:

%C=13,20.12.100% / 44.4,65=77,42% ; %N=0,67.28.100% / 22,4.5,58=15,01%

%H=3,16.2.100% / 18.4,65=7,55%;

%O=100%−(77,42%+7,55%+15,01%)=0,02%

Hợp chất A không chứa oxi  (0,02%) là không đáng kể.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 3. Luyện tập: Thành phần nguyên tử

Bài học củng cố kiến thức về Thành phần cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, khối lượng, kích thước, điện tích các hạt. Các định nghĩa nguyên tố hóa học, kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình...Rèn luyện kĩ năng xác định số electron, proton, notron, nguyên tử khối,...

Xem chi tiết

Bài 13. Phản ứng hóa học

Thanh sắt để lâu ngày ngoài không khí, sau một thời gian thanh sắt đổi màu. Đó là hiện tượng gì, để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu bài học này.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 4 OXI – KHÔNG KHÍ

Ở các lớp dưới, các biết gì về nguyên tố oxi, về đơn chất phi kim oxi? Các bạn có nhận xét gì về màu sắc, mùi vị và tính tan trong nước của khí oxi? Oxi có thể tác dụng với các chất khác được không? Nếu được thì mạnh hay yếu? Cụ thể chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các vấn đề trên trong bài giảng Tính chất của oxi ngày hôm nay nhé.

Xem chi tiết

Bài 14. Luyện tập chương 2

Củng cố kiến thức: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Quy luận biến đổi tuần hoàn một số đại lượng vật lí và tính chất các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Định luật tuần hoàn

Xem chi tiết

Bài 19. Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất

Chúng ta hãy tìm hiểu về sự chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học