Phương Trình Hoá Học

Bài 30. Lưu huỳnh

Tính chất hóa học của lưu huỳnh có gì đặc biệt, Lưu huỳnh có những ứng dụng quan trọng nào ? Để biết chi tiết hơn, xin chia sẻ với các bạn bài Lưu huỳnh . Với lý thuyết chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. VỊ TRÍ, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

S(Z = 16): 1s22s22p63s23p4

S ở ô 16, chu kì 3, nhóm VIA.

Lớp ngoài cùng có 6e

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh

S có 2 dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sα) và lưu huỳnh đơn tà (Sβ)

Khác: cấu tạo tinh thể và một số tính chất vật lí

Giống: tính chất hóa học

Tùy thuộc vào nhiệt độ mà 2 dạng thù hình có thể biến đổi qua lại.

Sự biến đổi trạng thái:

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý

Ở nhiệt độ thấp hơn 113oC, Sα và Sβ là những chất rắn màu vàng. Phân tử lưu huỳnh có 8 nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau tạo thành mạch vòng

 

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Cấu hình electron của S: 1s22s22p63s23p4

S khi tham gia phản ứng với kim loại hoặc Hidro, số oxi hóa của S sẽ giảm từ 0 xuống -2.

S khi tham gia phản ứng với phi kim hoạt động mạnh hơn như Oxi, Clo, Flo ... số oxi hóa của S tăng từ 0 lên

+4 hoặc + 6

1. Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hidro

Ở nhiệt độ cao, lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại tạo ra muối sunfua và với hiđro tạo ra khí hiđrosunfua, S thể hiện tính oxi hóa.

 2. Lưu huỳnh tác dụng với phi kim

⇒ Ở nhiệt độ thích hợp, lưu huỳnh tác dụng với một số phi kim mạnh hơn, S thể hiện tính khử.

 IV. ỨNG DỤNG CỦA LƯU HUỲNH

Lưu huỳnh là nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp:

- 90%  lượng lưu huỳnh sản xuất được dùng để điều chế  H2SO4.

- 10%  lượng lưu huỳnh còn lại được dùng để lưu hóa cao su, chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu và chất diệt nấm trong nông nghiệp,...

V. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ SẢN XUẤT LƯU HUỲNH

Dạng đơn chất: ở các mỏ lưu huỳnh, các mỏ chủ yếu tập trung gần các miệng núi lửa, suối nước nóng…

Dạng hợp chất: muối sunfat, muối sunfua…

Khai thác lưu huỳnh từ các mỏ lưu huỳnh: người ta dùng thiết bị đặc biệt để nén nước siêu nóng (170oC) vào mỏlàm lưu huỳnh nóng chảy và đẩy lên mặt đất. Sau đó lưu huỳnh được tách ra khỏi các tạp chất.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 46. Luyện tập chương 6

Củng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng.

Xem chi tiết

Bài 40. Nhận biết một số ion trong dung dịch

Nội dung bài học trình bày các phương pháp đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm để ứng dụng vào việc Nhận biết một số ion trong dung dịch bao gồm Cation

Xem chi tiết

Bài 10. Photpho

Nội dung trọng tâm của bài giảng Photpho là So sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của Photpho là P trắng và P đỏ về một số tính chất vật lí. Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).

Xem chi tiết

Bài 36. Xicloankan

Biết cấu trúc, đồng phân, danh pháp của một số monoxicloankan. Biết tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của xicloankan

Xem chi tiết

Bài 44. Sơ lược về một số kim loại khác

Biết vị trí của các kim loại bạc, vàng, niken, kẽm, thiếc, chì trong bảng tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử, tính chất, ứng dụng của chúng

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học