Phương Trình Hoá Học

Bài 19. Sắt

Từ xa xưa con người đã biết sử dụng nhiều vật dụng bằng sắt hoặc hợp kim sắt. Ngày nay trong số tất cả trong kim loại, sắt vẫn được sử dụng nhiều nhất. Hãy tìm hiểu các tính chất vật lí, hóa học của sắt.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

Màu trắng xám, có ánh kim, dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm, có tính nhiễm từ, là kim loại nặng, D= 7,86g/cm3, tonc= 1539oC

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tác dụng với phi kim

- Tác dụng với oxi

Khi được đốt nóng đỏ, sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ, trong đó sắt có hóa trị (II) và (III)

3Fe + 2O2 -> Fe2O3 (điều kiện nhiệt độ)

- Tác dụng với clo

Cho dây sắt quấn hình lò xo đã được nung nóng đỏ vào lọ đựng khí clo

Hiện tượng: Sắt cháy sáng tạo thành khối màu đỏ

Nhận xét: Sắt đã phản ứng với khí clo tạo thành sắt (III) clorua

2Fe + 3Cl -> 2FeCl3 (điều kiện nhiệt độ)

Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối

2. Tác dụng với dung dịch axit

Sắt tác dụng với dd HCl, H2SO4 loãng .., tạo thành muối sắt(II) và giải phóng khí H2

Fe + HCl -> FeCl2 + H2

Chú ý: Sắt không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội

3. Tác dụng với dung dịch muối

Sắt tác dụng với dung dịch muối CuSO4 tạo thành muối sắt (II)

Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

Sắt cũng tác dụng với các dung dịch muối khác như AgNO3, Pb(NO3)2...giải phóng kim loại Ag, Pb.

Nhận xét: Sắt tác dụng với dd muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành dd muối sắt và giải phóng kim loại trong muối.

Kết luận: Sắt có những tính chất hoá học của kim loại.

 

1. Sắt là kim loại, màu trắng xám, có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém nhôm. Sắt có tính nhiễm từ 

2. Sắt có những tính chất hoá học của kim loại như: tác dụng với phi kim, dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng ... (trừ HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội), dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn. Sắt là kim loại có nhiều hoá trị. 

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 16. Luyện tập: Liên kết hóa học

Nội dung bài giảng Luyện tập: Liên kết hóa học củng cố lại kiến thức về các loại liên kết hóa học chính để vận dụng, giải thích sự hình thành một số loại phân tử. Đặc điểm cấu trúc và đặc điểm liên kết của ba loại tinh thể. Rèn kĩ năng xác định hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất.

Xem chi tiết

Bài 33. Điều chế khí hiđro – Phản ứng thế

Như chúng ta đã biết, những ứng dụng của hidro là không thể bàn cãi. Nhưng khí hidro không có sẵn cho chúng ta sử dụng vào đời sống và sản xuất. Vậy, trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, khí hidro được điều chế như thế nào? Phản ứng điều chế khí hidro thuộc loại phản ứng gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết sau đây các bạn nhé!

Xem chi tiết

Bài 45. Hóa học và vấn đề môi trường

Nội dung bài học là sự khám phá về Những tác động của các ngành sản xuất trong đó có sản xuất Hóa học đến môi trường. Thông qua bài học, các em học sinh sẽ tích lũy cho mình được những hiểu biết về tác hại của Ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.

Xem chi tiết

Bài 25. Flo – Brom – Iot

Các nguyên tố Flo, Brom, Iot có những tính chất nào giống hay khác với clo? Chúng có những ứng dụng gì và điều chế như thế nào?

Xem chi tiết

CHƯƠNG 4 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

Nội dung bài giảng Mở đầu về hóa học hữu cơ tìm hiểu về khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất); Các loại công thức của hợp chất hữu cơ: Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo; Sơ lược về phân tích nguyên tố: Phân tích định tính, phân tích định lượng.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học