Phương Trình Hoá Học

Bài 19. Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất

Chúng ta hãy tìm hiểu về sự chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. CHUYỂN ĐỔI GIỮA LƯỢNG CHẤT VÀ KHỐI LƯỢNG CHẤT NHƯ THẾ NÀO ?

Thí dụ

Em có biết 0,25 mol CO2 có khối lượng là bao nhiêu gam ? Biết khối lượng mol của CO2 là 44 g/mol.

- Khối lượng của 0,25 mol CO2 là: 

mCO2 = 44 x 0,25 = 11 (g)

Nhận xét : Nếu đặt n là số mol chất, M là khối lượng mol chất và m là khối lượng chất, ta có công thức chuyển đổi sau : 

m = n x M (g) rút ra n = m/M (mol)  ; M = m/n (g/mol)

Từ những công thức chuyển đổi trên, em hãy cho biết :

- 32 g Cu có số mol là bao nhiêu,

- Khối lượng mol của hợp chất A, biết rằng 0,125 mol chất này có khối lượng là 12,25 g. 

II. CHUYỂN ĐỔI GIỮA LƯỢNG CHẤT VÀ THỂ TÍCH CHẤT KHÍ NHƯ THẾ NÀO ?

Thí dụ

Em có biết 0,25 mol CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là bao nhiêu lít ?

- Thể tích của 0,25 mol CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn là : 

Vco2 = 22,4 x 0,25 = 5,6 (l)

Nhận xét :

Nếu đặt n là số mol chất khí, V là thể tích chất khí (đktc), ta có công thức chuyển đổi : 

V = 22,4 x n (1) rút ra: n = V/22,4 (mol) 

Từ những công thức chuyển đổi trên, em hãy cho biết :

- 0,2 mol O2 ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là bao nhiêu.

- 1,12 lít khí A ở điều kiện tiêu chuẩn có số mol là bao nhiêu. 

1. Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và khối lượng chất (m): 

n = m/M (mol) 

M (M là khối lượng mol của chất).

2. Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và thể tích của chất khí (V) điều kiện tiêu chuẩn: 

n= V/22,4 (mol) 

BÀI TẬP 

1. Kết luận nào sau đây đúng ? 

Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ và áp suất) thì:

a) Chúng có cùng số mol chất.

b) Chúng có cùng khối lượng.

c) Chúng có cùng số phân tử. 

d) Không thể kết luận được điều gì cả.

2. Kết luận nào sau đây đúng ? 

Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào:

a) Nhiệt độ của chất khí ;

b) Khối lượng mol của chất khí ;

c) Bản chất của chất khí ; 

d) Áp suất của chất khí.

3. Hãy tính: 

a) Số mol của : 28 g Fe; 64 g Cu ; 5,4 g AI.

b) Thể tích khí (đktc) của 0,175 mol CO2, 1,25 mol H2, 3 mol N2

c) Số mol và thể tích của hỗn hợp khí (đktc) gồm có : 0,44 g CO2, 0,04 g H2, và 0,56 g Na2

4. Hãy tính khối lượng của những lượng chất sau : 

a) 0,5 mol nguyên tử N ; 0,1 mol nguyên tử Cl; 3 mol nguyên tử O.

b) 0,5 mol phân tử N2;  0,1 mol phân tử Cl2 ; 3 mol phân tử O2.

c) 0,10 mol Fe: 2,15 mol Cu; 0,80 mol H2SO4 ; 0,50 mol CuSO4

5. Có 100 g khí oxi và 100 g khí cacbon đioxit, cả 2 khí đều ở 20 °C và 1 atm. Biết rằng thể tích mol khí ở những điều kiện này là 24 I. Nếu trộn 2 khối lượng khí trên với nhau (không có phản ứng xảy ra) thì hỗn hợp khí thu được có thể tích là bao nhiêu ?

6. Hãy vẽ những hình khối chữ nhật để so sánh thể tích các khí sau (đktc) : 

1 g H2 ; 8g O2 ; 3,5g N2 ; 33g CO2

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 26. Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ

Biết phân loại hợp chất hữu cơ. Có khái niệm về một số loại danh pháp phổ biến. Biết gọi tên mạch cacbon chính gồm từ 1 đến 10 nguyên tử C.

Xem chi tiết

Bài 23. Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại

Nội dung bài học củng cố kiến thức về điều chế kim loại và ăn mòn kim loại; Rèn kĩ năng giải bài tập các dạng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn trong dung dịch.

Xem chi tiết

Bài 45. Axit axetic

Axit axetic, hay còn gọi là ethanoic hoặc etanoic, là một axit hữu cơ (axit cacboxylic), mạnh hơn axit cacbonic.

Xem chi tiết

Bài 34. Bài thực hành 4 : Điều chế và tính chất của etilen và axetilen

Nội dung Bài thực hành 4 Điều chế và tính chất của etilen và axetilen nhằm mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể là: Điều chế và thử tính chất của etilen : Phản ứng cháy và phản ứng với dung dịch brom. Điều chế và thử tính chất của axetilen : Phản ứng cháy, phản ứng với dung dịch brom, với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Xem chi tiết

Bài 21. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Hàng năm thế giới mất đi 15% lượng gang , thép luyện được do bị ăn mòn. Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại và có biện pháp nào để bảo vệ không?

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học