Phương Trình Hoá Học

Bài 48. Bài thực hành số 6. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

Biết thao tác thí nghiệm an toàn, chính xác, đặc biệt đối với axit sunfuric đặc

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

Thí nghiệm 1: Điều chế và chứng minh tính khử của hidro sunfua

- Tiến hành TN:

+ Lắp dụng cụ điều chế H2S từ FeS và HCl như hình vẽ:

+ Đốt khí H2S thoát ra từ ống vuốt nhọn.

- Hiện tượng: Có bọt khí mùi trứng thối thoát ra. Đốt khí thoát ra thấy cháy trong không khí cho ngọn lửa màu xanh.

PTHH: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

2H2S + O2 → 2S + 2H2O

H2S: là chất khử

O2: là chất oxi hóa.

- Giải thích: H2S bị oxi hóa trong khí bởi oxi.

Thí nghiệm 2: Điều chế và chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit

- Tiến hành TN: Lắp dụng cụ điều chế SO2 từ Na2SO3 và dung dịch H2SO4 như hình vẽ:

+ Thí nghiệm chứng minh tính khử: Dẫn khí SO2 vào ống 1 chứa dung dịch KMnO4 loãng

+ Thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa: Dẫn khí H2S (điều chế ở TN1) vào ống 2 chứa nước được dd H2S.

Sau đó dẫn khí SO2 và dd H2S.

- Hiện tượng:

+ Ống 1: Khí SO2 làm mất màu thuốc tím.

PTHH: 2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4

KMnO4: chất oxi hóa

SO2: chất khử

+ Ống 2: Có hiện tượng vẩn đục, màu vàng do phản ứng tạo S.

PTHH: SO2 + H2S → 3S + 2H2O

SO2: chất oxi hóa

H2S: chất khử

- Giải thích:

SO2 vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.4

Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa và tính háo nước của axit sunfuric đặc

- Tiến hành TN:

+ Thí nghiệm thể hiện tính oxi hóa: Nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào ống 1, cho tiếp 1 mảnh Cu vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.

+ Thí nghiệm thể hiện tính háo nước: Cho 1 thìa nhỏ đường vào ống 2. Nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm.

- Hiện tượng:

+ Ống 1: dung dịch có bọt khí và từ không màu chuyển sang màu xanh.

PTHH: Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Cu: là chất khử

H2SO4 đặc: là chất oxi hóa

+ Ống 2: Phản ứng tạo chất rắn màu đen không tan là cacbon, có hiện tượng sủi bọt khí trào ra do C bị oxi hóa bởi H2SO4 đặc tạo CO¬2 và SO2

PTHH: C12H22O11 -H2SO4đặc→ 11H2O + 12C

C + 2H2SO4 → CO2 + 2SO2 + 2H2O

C: chất khử

H2SO4: chất oxi hóa

- Giải thích: H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được hầu hết kim loại và giải phóng khí ( các sản phẩm khử khác nhau của S+6)

H2SO4 đặc có tính háo nước, nên cacbohidrat tác dụng với H2SO4 đặc bị biến thành cacbon (than).

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 31. Luyện tập: Anken và Ankadien

Nội dung bài học nhằm mục đích kiểm tra kiến thức về anken và ankadien cũng như cách vận dụng tích chất để giải bài tập.

Xem chi tiết

Bài 28. Không khí – Sự cháy

Có cách nào để xác định thành phần của không khí ? Không khí có liên quan gì đến sự cháy ? Tại sao khi có gió to thì đám cháy càng dễ bùng cháy to hơn ? Làm thế nào để dập tắt được đám cháy và tốt hơn là để đám cháy không xảy ra ?

Xem chi tiết

Bài 50. Cân bằng hóa học

Hiểu cân bằng hóa học và đại lượng đặc trưng cho nó là hằng số cân bằng. hiểu sự chuyển dịch cân bằng là gì và chuyển dịch như thế nào khi biến đổi nồng độ. áp suất, nhiệt độ.

Xem chi tiết

Bài 13. Phản ứng hóa học

Thanh sắt để lâu ngày ngoài không khí, sau một thời gian thanh sắt đổi màu. Đó là hiện tượng gì, để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu bài học này.

Xem chi tiết

Bài 14. Luyện tập chương 2

Củng cố kiến thức: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Quy luận biến đổi tuần hoàn một số đại lượng vật lí và tính chất các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Định luật tuần hoàn

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học