Phương Trình Hoá Học

Bài 18. Thực hành. TÍnh chất của một số hợp chất nitơ, photpho. Phân biệt một số loại phân bón hóa học.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I − MỤC TIÊU

• Biết thao tác thí nghiệm an toàn, chính xác.

• Thí nghiệm chứng minh :

− Tính tan nhiều của amoniac

− Tính chất oxi hoá mạnh của axit nitric

− Phân biệt các loại phân bón hoá học.

II − NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

Thí nghiệm 1. Điều chế khí amoniac và thử tính chất của dung dịch amoniac

a) Điều chế khí amoniac (hình 2.16)

Hình 2.16. Điều chế khí amoniac

Trộn khoảng 4−5 g NH4Cl với 5−6 g NaOH rồi cho vào ống nghiệm khô (1). Dùng nút có lắp ống dẫn khí (2) để nút miệng ống nghiệm. Đun ống nghiệm bằng đèn cồn và thu khí amoniac thoát ra bằng ống nghiệm khô (3). Khi đã đầy khí amoniac thì cho nhanh khoảng 1ml nước vào và nút chặt miệng ống nghiệm (3) bằng nút cao su. Lắc mạnh cho khí amoniac tan hết trong nước.

b) Thử tính chất của dung dịch amonia

Chia dung dịch amoniac thu được ở trên vào hai ống nghiệm nhỏ. Cho vài giọt dung dịch phenolphtalein vào ống thứ nhất và 5-6 giọt dung dịch muối nhôm clorua vào ống thứ hai. Nhận xét sự xuất hiện màu của dung dịch ở ống nghiệm thứ nhất và cho biết dung dịch amoniac có môi trường gì ? ở ống nghiệm thứ hai xảy ra hiện tượng gì ? Viết phương trình hoá học của phản ứng.

Thí nghiệm 2. Tính oxi hoá của axit nitric

1. Lấy vào ống nghiệm 0,5 ml dung dịch HNO3 đặc, rồi cho một mảnh nhỏ đồng kim loại vào. Quan sát màu của khí bay ra và màu của dung dịch thu được.

Giải thích và viết phương trình hoá học.

2. Cũng làm như thí nghiệm trên, nhưng thay bằng 0,5 ml dung dịch HNO3 loãng (nồng độ gần 2 mol/l). Đun nhẹ ống nghiệm trên đèn cồn. Quan sát màu của khí bay ra và màu của dung dịch. Giải thích, viết phương trình hoá học.

Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hoá học

Cho các mẫu phân bón hoá học sau đây : amoni sunfat, kali clorua và supephotphat kép. Lấy mỗi loại một ít (cỡ bằng hạt ngô) vào từng ống nghiệm riêng. Cho vào mỗi ống nghiệm 4 - 5 ml n−ớc cất và lắc nhẹ ống nghiệm cho đến khi các chất tan hết.

a) Phân đạm amoni sunfat

Lấy dung dịch phân đạm amoni sunfat vừa pha chế vào hai ống nghiệm nhỏ, mỗi ống khoảng 1ml. Chọn hoá chất thích hợp cho vào mỗi ống để nhận biết sự có mặt ion và ion do amoni sunfat phân li ra trong dung dịch. Ghi lại cách làm và những hiện tượng quan sát được. Viết các phương trình ion rút gọn.

b) Phân kali clorua và supephotphat kép

Lấy khoảng 1ml dung dịch vừa pha chế của mỗi loại phân bón này vào từng ống nghiệm riêng. Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào từng ống. Phân biệt hai loại phân trên bằng cách quan sát hiện tượng trong hai ống và viết phương trình hoá học của các phản ứng.

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

CHƯƠNG 6 OXI – LƯU HUỲNH

Nội dung chính của bài học Oxi - Ozon tìm hiểu tính chất hóa học cơ bản của khí Oxi và khí Ozon? Những phản ứng hóa học nào có thể chứng minh cho những tính chất này? Phương pháp điều chế khí Oxi như thế nào, vai trò của khí oxi đối với đời sống và sản xuất như thế nào? Ảnh hưởng khí Ozon đến đời sống trên Trái Đất như thế nào?

Xem chi tiết

CHƯƠNG 3 LIÊN KẾT HÓA HỌC

Nguyên tử kim loại và phi kim muốn đạt đến cấu hình electron bền thì phải thực hiện quá trình nhường nhận electron, biến thành ion trái dấu liên kết nhau, gọi là liến kết ion.

Xem chi tiết

Bài 18. Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ

Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng trao đổi có phải phản ứng oxi hóa khử hay không? Có cách nào phân loại phản ứng vô cơ một cách tổng quát hơn không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài giảng " Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ".

Xem chi tiết

Bài 17. Silic và hợp chất của silic

Nội dung bài học Silic và hợp chất của silic chủ yếu tìm hiểu Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử; Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên, ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2); Tính chất hoá học: Là phi kim hoạt động hoá học yếu,  ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học