Phương Trình Hoá Học

Bài 16. Luyện tập: Liên kết hóa học

Nội dung bài giảng Luyện tập: Liên kết hóa học củng cố lại kiến thức về các loại liên kết hóa học chính để vận dụng, giải thích sự hình thành một số loại phân tử. Đặc điểm cấu trúc và đặc điểm liên kết của ba loại tinh thể. Rèn kĩ năng xác định hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. Liên kết hóa học

1.Liên kết ion

Định nghĩa: Liên kết ion là liên kết được tạo thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.

Bản chất của liên kết: Electron chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.

Hiệu độ âm điện: ≥ 1,7

Đặc tính: bền

2.Liên kết cộng hóa trị

Định nghĩa: Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Bản chất liên kết:

Cộng hóa trị không cực: đôi electron chung không lệch về nguyên tử nào.

Cộng hóa trị có cực: đôi electron chung lệch về nguyên tử nào có độ âm điện lớn hơn.

Hiệu độ âm điện

Cộng hóa trị không cực: 0 đến < 0,4

Cộng hóa trị có cực: từ 0,4 đến < 1,7

Đặc tính: bền

II.Mạng tinh thể

1.Tinh thể ion

Khái niệm: Các cation và anion được phân bố luân phiên đều đặn ở các điểm nút của mạng tinh thể ion.

Lực liên kết: Các ion mang điện tích trái dấu  hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Lực này lớn

Đặc tính: Bền, khá rắn, khó bay hơi khó nóng chảy.

2. Mạng tinh thể nguyên tử

Khái niệm: Ở các điểm điểm nút của mạng tinh thể nguyên tử là những nguyên tử.

Lực liên kết: Các nguyên tử liên kết với nhau bằng lực liên kết cộng hóa trị. Lực này lớn

Đặc tính: Bền, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi.

3.Mạng tinh thể phân tử

Khái niệm: Ở các điểm nút của mạng tinh thể phân tử là những phân tử

Lực liên kết: Các phân tử liên kết với nhau bằng lực hút giữa các phân tử, yếu hơn nhiều lực hút tĩnh điện giữa các ion và lực liên kết cộng hóa trị.

Đặc tính: Không bền, dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 3. Chất giặt rửa

Biết khái niệm và chất giặt rửa và tính chất giặt rửa

Xem chi tiết

Bài 40. Sắt

Hiểu được tính chất hóa học cơ bản của sắt và dẫn ra được những phản ứng hóa học thích hợp

Xem chi tiết

Bài 32. Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit

Nội dung bài học Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit tìm hiểu Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit có những tính chất nào giống và khác nhau? Vì sao? Những phản ứng hóa học có thể chứng minh cho những tính chất này

Xem chi tiết

Bài 32. Hợp chất có oxi của clo

Biết công thức, cách đọc tên một số hợp chất có oxi của clo. Tính được số oxi hóa của clo trong mỗi hợp chất đó.

Xem chi tiết

Bài 19. Hợp kim

Nội dung tiết học đề cập đến khái niệm Hợp kim và nghiên cứu về cấu tạo cũng như tính chất và ứng dụng của chúng.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học