Phương Trình Hoá Học

tơ thiên nhiên là gì?

Tơ thiên nhiên là những vật liệu polime lấy từ nguồn động vật, thực vật hoặc khoáng vật, có thể sử dụng trực tiếp làm tơ không cần phải chế biến thêm bằng phương pháp hóa học. Trong số hơn 125 dạng tơ, nằm trong sự phân loại của dạng tơ thiên nhiên thì chỉ có 5 dạng có khả năng kéo thành sợi là bông, len, tơ tằm, gai và amiang.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Định nghĩa

Tơ thiên nhiên là những vật liệu polime lấy từ nguồn động vật, thực vật hoặc khoáng vật, có thể sử dụng trực tiếp làm tơ không cần phải chế biến thêm bằng phương pháp hóa học. Trong số hơn 125 dạng tơ, nằm trong sự phân loại của dạng tơ thiên nhiên thì chỉ có 5 dạng có khả năng kéo thành sợi là bông, len, tơ tằm, gai và amiang.

Quy trình sản xuất vải sợi thiên nhiên

2. Phân loại

Quan trọng nhất là bông, len, tơ tằm.
- Bông: được lấy từ quả bông, có thành phần chủ yếu là xenlulose (95-98%), thường có lẫn những lượng nhỏ protein, pectin, sáp... Nó bền vững với tác dụng của kiềm, có tính dẫn nhiệt, chịu đựng được nhiệt độ cao, dễ nhuộm. Với những ưu điểm trên nên sợi bông vẫn giữ được vai trò trong kĩ nghệ dệt.
- Len: là một polipeptit hoặc poliamit phức tạp, trong phân tử chứa khoảng 20 α-amino axit thường được chế từ lông động vật như cừu, thỏ,.. Len có tính cách nhiệt tốt, đàn hồi, dễ nhuộm màu, bền đối với tác dụng của nhiều dung môi, ít bền với nhiệt và ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ưu điểm của len vẫn vượt xa nhiều loại tơ khác nên len vẫn được sử dụng rộng rãi để may quần áo, chăn, mũ, thảm, đệm...
- Tơ tằm: thành phần chính của tơ tằm là polipeptit, chủ yếu do các amino axit glyxin, alanin, serin và tyrosin tạo nên, trong đó glyxin và alanin chiếm tới 75% khối lượng tơ và tỉ lệ của hai amino axit này là 2:1.
Tơ tằm có độ bền cao, dẫn nhiệt kém, mềm mại, ống ả, bền vững với nhiệt nên hiện nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong kĩ nghệ dệt.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Phản ứng đốt cháy

Phản ứng đốt cháy là một trong những phản ứng hay gặp nhất trong hóa học. Phản ứng đốt cháy liên quan đến một vật liệu dễ cháy và chất oxy hóa để tạo thành một sản phẩm oxy hóa. Phản ứng đốt cháy là một phản ứng tỏa nhiệt.

Xem chi tiết

Tốc độ phản ứng hóa học

Thực nghiệm cho thấy rằng có những phản ứng xảy ra gần như tức khắc, ví dụ như phản ứng nổ, phản ứng giữa các ion trong dung dịch... Nhưng cũng có những phản ứng xảy ra rất chậm. Thường là những phản ứng giữa các hợp chất cộng hóa trị nhất là những hợp chất hữu cơ. Hết sức chậm là những phản ứng xảy ra trong lòng thủy tinh, trong xỉ, trong lòng quả đất (kéo dài hàng trăm, ngàn, vạn năm). Ví dụ như phản ứng hình thành daafu mỏ, than đá ở trong vỏ quả đất. Người ta nói các phản ứng hóa học có tốc độ khác nhau.Tốc độ của một phản ứng hóa học được xác định bằng độ biến thiên nồng độ của chất trong đơn vị thời gian.

Xem chi tiết

Hợp chất dị vòng

Nguyên tử của các nguyên tố không phải là cacbon có trong bộ khung của phân tử chất hữu cơ gọi là các dị tố. Thí dụ như oxi, lưu huỳnh, nito.... Hợp chất dị vòng là hợp chất hữu cơ mà phân tử của chúng có cấu tạo vòng kín và trong vòng có chứa một hay nhiều dị tố.

Xem chi tiết

Một số protein đơn giản và quan trọng

Chất đạm Protein là chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể con người cũng như cơ thể các động vật nói chung. Chất đạm cung cấp các thành tố để cấu trúc nên cơ thể sinh học cũng như là nguồn năng lượng rất quan trọng cho các hoạt động sự sống. Protein được cấu tạo các acid amin.Protein đơn giản có vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể con người.

Xem chi tiết

Khối lượng riêng

Khối lượng riêng (tiếng Anh: Density), còn được gọi là mật độ khối lượng, là một đặc tính về mật độ khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật chất đó, là đại lượng đo bằng thương số giữa khối lượng (m) của một vật làm bằng chất ấy (nguyên chất) và thể tích (V) của vật.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học