Phương Trình Hoá Học

Quy tắc cộng Maccopnhicop (Markovnikov) là gì?

Khi cộng một tác nhân không đối xứng (HX, HOH ...) vào một anken (hay ankin) không đối xứng, phản ứng xảy ra theo hướng: - Phần dương (+) của tác nhân sẽ liên kết với cacbon có nhiều hiđro hơn. - Phần âm ( – ) của tác nhân sẽ liên kết với cacbon ít hiđro hơn của liên kết đôi hay liên kết ba.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Quy tắc cộng Maccopnhicop (Markovnikov)

Khi cộng một tác nhân không đối xứng (HX, HOH ...) vào một anken (hay ankin) không đối xứng, phản ứng xảy ra theo hướng:

- Phần dương (+) của tác nhân sẽ liên kết với cacbon có nhiều hiđro hơn.

- Phần âm ( – ) của tác nhân sẽ liên kết với cacbon ít hiđro hơn của liên kết đôi hay liên kết ba.

Điều tương tự là đúng khi anken phản ứng với nước trong một phản ứng cộng để tạo thành rượu. Nhóm hydroxyl (OH) liên kết với nguyên tử cacbon với số lượng liên kết cacbon-cacbon cao hơn, trong khi nguyên tử hiđrô liên kết với nguyên tử cacbon ở đầu kia của liên kết đôi (với nhiều liên kết cacbon-hiđrô hơn).

Nền tảng hóa học của quy tắc Markovnikov là sự hình thành của cacbocation ổn định nhất trong phản ứng cộng. Sự bổ sung của hiđrô vào một nguyên tử cacbon trong anken tạo ra một điện tích dương trên nguyên tử cacbon kia, tạo ra một cacbocation trung gian. Cacbocation càng bị thay thế nhiều hơn (các liên kết mà nó có với cacbon hay với các thành phần thay thế cung cấp điện tử là nhiều hơn) thì nó càng ổn định, do cảm ứng. Sản phẩm chính của phản ứng cộng sẽ là chất được tạo thành từ chất trung gian ổn định hơn. Vì thế, sản phẩm chính của phản ứng cộng HX (trong đó X là nguyên tử nào đó có độ âm điện cao hơn H) vào anken sẽ có nguyên tử hiđrô ở vị trí ít bị thay thế hơn và thành phần X ở vị trí bị thay thế nhiều hơn. Tuy nhiên, một điều quan trọng cần lưu ý là cacbocation ít bị thay thế và kém ổn định hơn cũng được tạo ra ở một mức độ nào đó và sẽ được dùng để tạo ra sản phẩm phụ với trật tự gắn của hiđrô và X là ngược lại.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Acid mật

Axit mật là axit steroid được tìm thấy chủ yếu trong mật của động vật có vú và động vật có xương sống khác. Các dạng phân tử khác nhau của axit mật có thể được tổng hợp trong gan bởi các loài khác nhau. Axit mật được liên hợp với taurine hoặc glycine trong gan, và muối natri và kali của các axit mật kết hợp này được gọi là muối mật.

Xem chi tiết

Bụi và sol khí

Bụi là những chất ở dạng rắn hay lỏng có kích thước nhỏ, nhờ sự vận động của không khí trong khí quyển mà nó có thể phân tán trong một diện rộng. Sol khí là hỗn hợp những hạt keo lơ lửng phân tán trong không khí với kích thước dp < 1 micromet, chúng tương đối bền, khó lắng và là nguồn gốc tạo ra các nhân ngưng tụ, hình thành mưa.

Xem chi tiết

Nguyên tử khối (A)

Nguyên tử khối hay số khối của nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt neutron. Số khối là đại lượng đặc trưng của một nguyên tố hóa học.

Xem chi tiết

Keo dán

Keo dán là những chất hay hỗn hợp chất, dùng để gắn kết bề mặt của các vật thể rắn lại với nhau nhờ các hiện tượng bám kết và hiện tượng cố kết. Bám kết là sự hút lần nhau giữa các phân tử khác nhau của những chất khác nhau. Cố kết là sự hút lẫn nhau giữa các phân tử giống nhau của cùng một chất. Bám kết và cố kết càng mạnh thì mối nối càng bền. Keo dán được điều chế từ những oligome hoặc polime tự nhiên hay tổng hợp.

Xem chi tiết

Halogen

Nhóm VIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố flo (F), clo (Clo), brom (Br), Iot (I) và atatin (At), được gọi chung là halogen (Tiếng Hilap halogennao có nghĩa là tạo nên muối ăn). Chúng là các nguyên tố phi kim, tính chất hóa học điển hình của các halogen là oxi hóa mạnh, phản ứng tạo thành các hợp chất có tính axit mạnh với hydro, từ đó các muối đơn giản có thể được tạo ra.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học