Phương Trình Hoá Học

Hóa trị là gì?

Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học mà một nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là điện hóa trị, có giá trị bằng với điện tích của ion tạo thành từ nguyên tố đó. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hóa trị, có giá trị bằng với số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo được với nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất hóa học.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học mà một nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là điện hóa trị, có giá trị bằng với điện tích của ion tạo thành từ nguyên tố đó. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hóa trị, có giá trị bằng với số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo được với nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất hóa học.

Khái niệm hóa trị vốn đã có trong hóa học từ giữa thế kỷ XIX. Trước đây hóa trị của nguyên tố được coi là khả năng của một nguyên tử của nguyên tố có thể kết hợp hay thay thế bao nhiêu nguyên tử hiđro hoặc bao nhiêu nguyên tử tương đương khác.

Những năm gần đây, song song với khái niệm này người ta hay dùng một khái niệm khác gọi là số ôxy hóa của nguyên tố. Tuy không có ý nghĩa vật lý cụ thể như hóa trị song nhưng trong khái niệm thì số oxy hóa có nhiều tiện lợi về mặt thực hành (chẳng hạn khi cân bằng phản ứng hóa học).

Đối với hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion (điện hóa trị), hóa trị dương cao nhất của những nguyên tố s, p nhìn chung bằng đúng số electron lớp ngoài cùng, trừ một vài ngoại lệ như đồng (Cu), bạc (Ag), vàng (Au),... Hóa trị dương cao nhất của những nguyên tố d bằng tổng số electron phân lớp s của lớp sát lớp ngoài cùng và một vài electron của lớp sát ngoài cùng mà nguyên tử có thể nhường ra. Đối với hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị (cộng hóa trị), cần biết chính xác công thức cấu tạo electron của phân tử thì mới xác định đúng hóa trị.

Bài ca hóa trị lớp 8 cơ bản và nâng cao

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Natri azua

Sodium Azide (natri azua, muối azua) dạng bột trắng, tơi xốp, tan trong nước, được ứng dụng sản xuất trong công nghiệp như chất tạo khí trong túi hơi an toàn trong xe ô tô, phụ gia trong sản các chế phẩm hóa học, pháo hoa, quốc phòng, chất diệt khuẩn, nấm mốc.

Xem chi tiết

Quặng Graphit được dùng làm phân bón

Những nghiên cứu ban đầu của công ty Công ty Acher Exploration tại Ôxtrâylia cho thấy các dưỡng chất vĩ mô cũng như các chất vi dinh dưỡng nằm trong loại graphit độc đáo nói trên có thể được giải phóng chậm trong các điều kiện đất ngâm nước và có thể lưu lại trong đất để cung cấp dần dần các chất vi dinh dưỡng trong thời gian dài, nhờ đó đảm bảo cây trồng sẽ nhận được chất dinh dưỡng trong các chu kỳ sinh trưởng khác nhau.

Xem chi tiết

Quặng sắt

Quặng sắt là các loại đá và khoáng vật mà từ đó sắt kim loại có thể được chiết ra có hiệu quả kinh tế. Quặng sắt thường giàu các sắt oxit và có màu sắc từ xám sẫm, vàng tươi, tía sẫm tới nâu đỏ. Sắt thường được tìm thấy dưới dạng magnetit (Fe3O4, 72,4% Fe), hematit (Fe2O3, 69,9% Fe), goethit (FeO(OH), 62,9% Fe), limonit (FeO(OH)•n(H2O), 55% Fe) hay siderit (FeCO3, 48,2% Fe).

Xem chi tiết

Phản ứng hoá hợp

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Xem chi tiết

Băng khô

Khí CO2 đựng trong một thùng gang và tăng thêm áp lực thì nó sẽ biến thành thể lỏng giống như nước. Nếu nhiệt độ thấp hơn một chút thì nó sẽ biến thành thứ màu trắng, giống như những bông tuyết màu đông vậy. Đó chính là băng khô.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học