Phương Trình Hoá Học

Phản ứng trao đổi là gì?

Phản ứng hóa học là một quá trình dẫn đến biến đổi một tập hợp các hóa chất này thành một tập hợp các hóa chất khác. Phản ứng hóa học có rất nhiều loại như phản ứng hóa hợp, phân hủy, oxi hóa - khử, thế, trao đổi...Trong đó, phản ứng trao đổi được hiểu là các chất trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi chỉ số oxi hóa. Từ sự trao đổi này, chúng hình thành nên những chất mới.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Định nghĩa

Phản ứng trao đổi là một loại phản ứng hoá học, trong đó, các chất trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi chỉ số oxi hóa. Từ sự trao đổi này, chúng hình thành nên những chất mới.

2. Phân loại

Có thể phân loại phản ứng trao đổi theo thành phần các chất tham gia phản ứng.

a. Phản ứng giữa axit và bazơ

Là phản ứng giữa một axit và một bazơ để tạo ra muối và nước.

  • Phản ứng tổng quát:

Axit + Bazơ → Muối + Nước

  • Ví dụ:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

b. Phản ứng giữa axit và muối

  • Phản ứng tổng quát:

Axít + Muối → Axit (mới) + Muối (mới)

Axit mạnh + Muối tan → Axit mới + Muối (mới)

* Điều kiện phản ứng:

- Axít phải tan.

- Các chất tạo thành phải có ít nhất một chất kết tủa hoặc dễ bay hơi hay dễ phân huỷ, hoặc yếu hơn so với chất tham gia (đối với axít).

- Axit (mới) có thể mạnh hơn Axit cũ nếu muối (mới) là: CuS, HgS, Ag2S, PbS.

  • Ví dụ:

H2SO+ BaCl2 → BaSO4 (kết tủa) + 2HCl

2HNO3 + K2S → KNO3 + 2H2S (bay hơi)

6HCl + Cu3(PO4)2 → 3CuCl2 + 2H3PO4 (yếu hơn HCl)

c. Phản ứng giữa bazơ và muối

  • Phản ứng tổng quát:

Bazơ + Muối → Bazơ (mới) + Muối(mới)

  • Thỏa mãn cả hai điều kiện sau:

- Muối và bazơ (ban đầu) phải tan.

- Một trong 2 sản phẩm có kết tủa.

  • Ví dụ:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2 (kết tủa)

Ba(OH)+ Na2SO4 → BaSO4 (kết tủa) + 2NaOH

d. Phản ứng giữa muối và muối

  • Phản ứng tổng quát:

Muối + Muối → Muối (mới) + Muối (mới)

  • Thỏa mãn cả hai Điều kiện sau:

- Hai muối tham gia phản ứng đều tan.

- Sản phẩm có chất kết tủa hoặc có chất khí bay hơi.

  • Ví dụ:

BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 (kết tủa) + CuCl2

2AgNO3 + CuCl2 → 2AgCl (kết tủa) + Cu(NO3)2

BaS + Na2CO3 → BaCO3 (kết tủa) + Na2S

 

Tổng số đánh giá: 0

Xếp hạng: 5 / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Axit béo

Axit béo là một trong những phân tử của những chuỗi dài axit béo carboxylic có trong chất béo, dầu ăn và trong màng tế bào với vai trò là 1 thành phần của các phospholipid và glycolipid. (Axit cacboxylic là một axit hữu cơ có chứa nhóm chức -COOH).

Xem chi tiết

Ancol

Ancol, còn gọi là rượu, trong hóa học là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử cacbon mà đến lượt nó lại gắn với một nguyên tử hydro hay cacbon khác. Trong đời sống thông thường, từ ancol được hiểu như là những đồ uống có chứa cồn, (cồn (etanol) hay ancol etylic) (C2H5OH).

Xem chi tiết

Hạt nhân nguyên tử

Hạt nhân nguyên tử là thành phần cấu tạo nên nguyên tử và quyết định bản chất, sự tồn tại của nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại hạt là proton mang điện tích dương, nơtron không mang điện. Khối lượng của hạt nhân xấp xỉ bằng khối lượng nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có trị số điện tích khác nhau đối với các nguyên tử nguyên tố hóa học khác nhau.

Xem chi tiết

Axit cacboxylic

Axit cacboxylic là một loại axit hữu cơ chứa nhóm chức cacboxyl, có công thức tổng quát là R-C(=O)-OH, đôi khi được viết thành R-COOH hoặc R-CO2H trong đó R- là gốc hydrocarbon no hoặc không no.Loại axit cacboxylic đơn giản nhất là no, đơn chức, ký hiệu R-COOH trong đó R- là gốc hydrocarbon thậm chí chỉ là 1 nguyên tử hydro.

Xem chi tiết

Lưu huỳnh

Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố lưu huỳnh nằm ở ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA và có kí hiệu hóa học là S. Lưu huỳnh là một phi kim phổ biến, dạng tinh khiết có màu vàng chanh. Trong thiên nhiên, nó có thể tìm thấy ở dạng tự do và tập trung ở các vùng có núi lửa như Xixili và Nhật Bản. Nga và Mĩ là những nước có nhiều mỏ lưu huỳnh tự nhiên lớn nhất hiện nay. Trong thương mại, nó được sử dụng rất rộng rãi như làm phân bón, thuốc súng, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học