Phương Trình Hoá Học

Chất là gì?

Chất có khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Mỗi chất (tinh khiết) có những tính chất vật lí và hóa học nhất định.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Định nghĩa

Chất là một dạng của vật thể, chất tạo nên vật thể. Ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

 2. Tính chất của chất

Mỗi chất có những tính chất nhất định, nhưng phân loại chung thì chất thường có tính chất vật lý và tính chất hóa học.

a) Tính chất vật lí:
Phân biệt các chất thông qua các chỉ số như: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan trong nước, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng …

b) Tính chất hoá học:
Chính là khả năng biến đổi từ chất này thành chất khác: ví dụ khả năng bị phân huỷ, tính cháy được…

 Để biết được tính chất của chất ta phải: Quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm…

3. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?

Việc nắm tính chất của chất giúp chúng ta:

- Phân biệt chất này với chất khác (nhận biết các chất).

Những chất khác nhau có thể có một số tính chất giống nhau. Song mỗi chất có một số tính chất riêng khác biệt với chất khác. Thí dụ, nước và cồn (Tên hóa học là ancol etylic) đều là chất lỏng trong suốt, không màu song cồn cháy được, còn nước thì không. Do đó, ta có thể phân biệt được hai chất.

- Biết cách sử dụng chất.

Thí dụ, biết axit sunfuric đặc là chất làm bỏng, cháy da thịt, vải, ta cần phải tránh không để axit này dây vào người, áo quần. Khi làm việc với axit sunfuric phải cẩn thận, trang bị áo quần bảo hộ...

- Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất;

Thí dụ, cao su là chất không thấm nước lại có tính chất đàn hồi, chịu mài mòn nên được dùng chế tạo lốp xe.

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Muối Crom (III)

Crom (III) là trạng thái oxi hóa bền nhất của crom. Người ta đã biết được nhiều muối Crom (III), những muối này độc với người. Nhiều muối crom (III) cũng có cấu tạo và tính chất giống với muối nhôm (III) cho nên biết tính chất hóa học của nhôm (III) có thể suy đoán tính chất của hợp chất crom (III). Sự giống nhau này được giải thích bằng sự gần nhau về kích thước của các ion Cr3+ và Al3+.

Xem chi tiết

Phương pháp chiết

Từ nguồn thiên nhiên hay bằng con đường tổng hợp, thường người ta không thu được ngay một hợp chất hữu cơ mà được một hỗn hợp các chất hữu cơ với hàm lượng khác nhau. Để nghiên cứu cấu trúc, tính chất hoặc ứng dụng của một hợp chất, cần phải tách nó ra khỏi hỗn hợp tức là tinh chế nó thành chất tinh khiết. Trong đó phương pháp chiết là phương pháp dùng một dung môi thích hợp hòa tan chất cần tách thành một pha lỏng (gọi là dịch chiết ) phân chia khỏi pha lỏng (hoặc pha rắn) chứa hỗn hợp các chất còn lại.Tách lấy dịch chiết, giải phóng dung môi sẽ thu được chất cần tách.

Xem chi tiết

Amin

Amin là dẫn xuất của amoniac, trong đó nguyên tử hidro được thay thế bằng gốc hidrocacbon (no, không no, thơm). Tùy theo số gốc hidrocacbon liên kết với nguyên tử nito mà có các loại amin bậc 1, bậc 2, bậc 3, muối amoni bậc 4. Do phân tử amin có nguyên tử nito còn đôi electron chưa liên kết (tương tự phân tử amoniac) nên amin thể hiện tính bazơ, ngoài ra nitơ trong phân tử amin có số oxi hóa -3 nên amin thường dễ bị oxi hóa. Amin thơm điển hình nhất là anilin có nhiều ứng dụng quan trong trong công nghiệp phẩm nhuộm, polime, dược phẩm..

Xem chi tiết

Hợp chất hữu cơ

Hợp chất hữu cơ là một lớp lớn của các hợp chất hóa học mà các phân tử của chúng có chứa cacbon. Các hợp chất hữu cơ có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc do các phản ứng nhân tạo.

Xem chi tiết

ESTE

Đối với hợp chất hữu cơ, este là một trong những dẫn xuất của axit cacboxylic. Khi thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl (-COOH) của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học