Phương Trình Hoá Học

Đơn chất là gì?

Trong hóa học, đơn chất là chất được tạo từ 1 hay nhiều nguyên tử có cùng 1 loại nguyên tố hóa học.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Đơn chất?

Đơn chất là chất mà phân tử của nó gồm một nguyên tử hay các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học (cùng một loại nguyên tử).

 Thí dụ: Ne, Na, H2, O2, O3, P, P4, S, S8, Cu, Cl2, N2, C là các đơn chất.

Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

Cách gọi tên của đơn chất là gì?

 Cách gọi tên của đơn chất cũng rất đơn giản nhé vì thường tên của đơn chất sẽ ứng với tên của nguyên tố tạo nên chất đó luôn, trừ một số ít trường hợp thì không phải. Một số nguyên tố có thể tạo nên 2,3 . . . dạng đơn chất như nguyên tố cacbon tạo nên than bao gồm các loại than khác nhau: than chì, than muội, than xương, than đá, than gỗ . . .) và cả kim cương.
Chúng ta cũng đã biết rằng những kim loại như đồng, sắt, nhôm . . . đều có ánh kim, đều dẫn điện dẫn nhiệt rất tốt thì chúng ta sẽ xếp chúng vào một nhóm là kim loại có những tính chất vật lý chung với nhau. Còn những đơn chất khác như lưu huỳnh, hidro . . . không có tính chất như vậy thì chúng được gọi là đơn chất phi kim.
Như vậy, để phân biệt giữa đơn chất kim loại và đơn chất phi kim chúng ta dựa vào đặc điểm tính chất vật lý.

Trong đơn chất kim loại các nguyên tử được sắp xếp khít với nhau và theo một trật tự xác định nhưng trong đơn chất phi kim các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2 nguyên tử liên kết với nhau.

Mô hình liên kết trong phi kim và kim loại

Tổng số đánh giá: 0

Xếp hạng: 5 / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Tinh bột

Tinh bột là một polisaccarit rất phổ biến trong tự nhiên, nó là thức ăn quan trọng cho người cũng như động vật và là thức ăn dữ trữ của thực vật. Tinh bột được thực vật tích trữ trong các mô thực vật dưới dạng các loại hạt, củ và quả (ngô, khoai, sắn, hồng, lê...). Nói chung, lượng tinh bột trong các hạt ngũ cốc nhiều hơn trong các loại khác.

Xem chi tiết

Độ âm điện

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem chi tiết

Ăn mòn

Ăn mòn là sự phá hủy dần dần các vật liệu (thường là kim loại) thông qua phản ứng hóa học hoặc phản ứng điện hóa với môi trường. Ăn mòn là một quá trình có cơ chế phức tạp, nhưng về cơ bản, có thể hiểu sự ăn mòn là một hiện tượng điện hóa. Tại một điểm trên bề mặt kim loại, quá trình oxy hóa xảy ra, nguyên tử kim loại bị mất điện tử (electron), gọi là quá trình oxy hóa. Vị trí oxy hóa đó trở thành anode (cực dương). Các electron sẽ di chuyển từ anode đến một vị trí khác trên bề mặt kim loại, làm tăng số lượng electron (quá trình khử). Vị trí bị tăng electron trở thành cathode (cực âm).

Xem chi tiết

Nguyên tử khối (A)

Nguyên tử khối hay số khối của nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt neutron. Số khối là đại lượng đặc trưng của một nguyên tố hóa học.

Xem chi tiết

Cách xác định độ mạnh, yếu của axit

Để xác định độ mạnh, yếu của axit người ta dựa vào sự linh động của nguyên tử Hidro trong axit đó. Nếu nguyên tử Hidro càng linh động, tính axit càng mạnh và ngược lại.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học