Phương Trình Hoá Học

Oxit là gì?

Oxit là tên gọi của hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học, trong đó có một nguyên tố là oxi. Ví dụ: CO2, SO2, P2O5, SO3, Fe2O3, CuO, Cao, N2O5,….

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Oxit là tên gọi của hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Ví dụ: CO2, SO2, P2O5, SO3, Fe2O3, CuO, Cao, N2O5,….

Công thức chung của oxit là MxOy.

Công thức tổng quát của oxit là MxOy. Trong đó: gồm có kí hiệu hóa học của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu hóa học của nguyên tố M và M có hoá trị n.

Oxit được chia thành 2 loại chính là oxit axit và oxit bazo.

Oxit axit

Oxit axit thường là oxit của phi kim, khi cho oxit tác dụng với nước thì thu được một axit tương ứng.

Ví dụ:

  • CO2: axit tương ứng là axit cacbonic H2CO3
  • SO2: axit tương ứng là axit sunfuric H2SO3
  • P2O5: axit tương ứng là axit phophoric H3PO4

Một vài tính chất của Oxit axit như sau: 

Tính tan: Đa số các oxit axit khi hoà tan vào nước sẽ tạo ra dung dịch axit trừ SiO2:

  • Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
  • FeO + HCl → FeCl2 + H­2O
  • CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Tác dụng với oxit bazơ tan: Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tan sẽ tạo muối:

  • SO3 + CaO -> CaSO4
  • P2O5 +3Na2O -> 2Na3PO4

Tác dụng với bazơ tan: Tuỳ vào tỉ lệ mol giữa oxit axit và bazơ phản ứng sẽ cho ra nước + muối trung hoà, muối axit hay hỗn hợp 2 muối:

  • Gốc axit tương ứng có hoá trị II:

– Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị I:

Tỉ lệ mol B: OA là 1:

NaOH +SO2 -> NaHSO3  (Phản ứng tạo muối axit)

Tỉ lệ mol B: OA là 2:

2KOH +SO3 -> K2SO3 +H2O (Phản ứng tạo muối trung hoà)

– Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị II:

Tỉ lệ mol OA: B là 1:

CO2 +Ca(OH)2 ->CaCO3 (Phản ứng tạo muối trung hoà)

Tỉ lệ mol OA: B là 2:

SiO2 + Ba(OH)2 ->BaSiO3 (Phản ứng tạo muối axit)

  • Đối với axit có gốc axit hoá trị III:

– Đối với kim loại có hoá trị I:

Tỉ lệ mol B: OA là 6:

P2O5 +6NaOH ->2Na2HPO4 +H2O

Tỉ lệ mol B: OA là 4:

P2O5 +4NaOH ->2NaH2PO4 +H2O

Tỉ lệ mol B: OA là 2:

P2O5 + 2NaOH +H2O ->2NaH2PO4

Oxit bazơ

Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

Ví dụ:

  • CaO: bazơ tương ứng là canxi hidroxit Ca(OH)2
  • CuO: bazơ tương ứng là đồng hidroxit Cu(OH)2
  • Fe2O3: bazơ tương ứng là Fe(OH)3
  • Na2O : bazơ tương ứng là NaOH

Một vài tính chất của Oxit bazơ như sau

Tác dụng với nước: Chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với nước. Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.

Công thức: R2On + nH2O —> 2R(OH)n (n là hóa trị của kim loại R).

R(OH)n tan trong nước, dung dịch thu được ta gọi chung là dung dịch bazơ hay dung dịch kiềm (dung dịch bazơ tan). Các dung dịch bazơ này thường làm giấy quì tím chuyển sang màu xanh và làm phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.

Tác dụng với axit: Hầu hết các oxit bazơ tác dụng với axit (Thường là HCl hoặc H2SO4) tạo thành muối và nước.

Công thức: Oxit bazơ + Axit —> Muối + H2O

Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối. Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (tan được trong nước).

Công thức: Oxit bazơ + Oxit axit —-> Muối

Ngoài ra, còn có oxit lưỡng tính và oxit trung tính

  • Oxit lưỡng tính: là oxit có thể tác dụng với axit hoặc bazơ tạo ra muối và nước. Ví dụ: Al2O3,ZnO
  • Oxit trung tính: là oxit không phản ứng với nước để tạo ra bazơ hay axit nhưng oxit này không phản ứng với bazơ hay axit để tạo muối.Ví dụ: Cacbon monoxit, Nitơ monoxit,..

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Điện hóa trị

Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion gọi là điện hóa trị và bằng điện tích của ion đó

Xem chi tiết

Sự lai hóa obitan nguyên tử

Khái niệm lai hóa được Pauling đưa ra trong khuôn khổ của thuyết VB. Phân tử Hidro là trường hợp đơn giản nhất vì nguyên tử H chỉ có AO hóa trị 1s. Để có được sự lí giải phù hợp thực nghiệm cho các phân tử phức tạp, bắt buộc phải mở rộng tới các AO hóa trị ns, np,... mà n>1. Lai hóa là sự tổ hợp tuyến tính các AO hóa trị nguyên chất (hay thuần khiết) chỉ có số lượng tử l khác nhau của cùng một nguyên tử tạo ra các AO mới có cùng năng lượng.

Xem chi tiết

Hiđrôcacbon không no

Hidrocacbon không no (còn gọi là hidrocacbon không bão hòa) là loại hidrocacbon mà trong phân tử có chứa liên kết đôi (C=C) hoặc liên kết ba hoặc cả hai loại liên kết đó.

Xem chi tiết

Lợi ích và tác hại của cà phê

Cà phê là một thức uống được pha chế bằng hạt cà phê rang được lấy từ các loại quả mọng của cây Coffea. Tác dụng có lợi của cà phê đối với cơ thể con người đã được nhiều nghiên cứu chứng minh như người uống cà phê sẽ có tuổi thọ cao hơn, giảm nguy cơ ung thư 20%; nguy cơ tiểu đường type 2 giảm 20%; nguy cơ mắc Parkinson giảm 30%, nguy cơ mắc bệnh tim giảm 5%. Vậy cụ thể, uống cà phê sẽ mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe và liệu cà phê có tác hại nào khi sử dụng hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Xem chi tiết

Phản ứng hoá hợp

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học