Phương Trình Hoá Học

Bài 8. Bài luyện tập 1 – Hóa học 8

Luyện tập về các mối quan hệ giữa các khái niệm nguyên tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất và phân tử.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Tổng kết về chất, nguyên tử và phân tử 

a) Các vật thể tự nhiên cũng như nhân tạo đều gồm có hoặc được làm từ một số chất hay hỗn hợp một số chất trộn lẫn). Môi chất có những tính chất vật lí và hoá học nhất định, các tính chất đo được như nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi... luôn có giá trị không đổi. Các chất đều được tạo nên từ nguyên tử, 

b) Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện, gồm hạt nhân có proton mang điện tích dương (p, +) và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm (e, -), với số p bằng số e. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. Những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân, được gọi chung là nguyên tố hoá học. Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon (1đvC = 1/12 khối lượng của nguyên tử C). 

c) Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. Phân tử khối là khối lượng của một phân tử, có giá trị bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. Phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất, các đơn chất kim loại... có hạt hợp thành là nguyên tử. Khác với đơn chất, phân tử hợp chất phải gồm những nguyên tử khác loại. 

Bài Tập

a) Hãy chỉ ra từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, từ nào chỉ vật thể nhân tạo, từ nào chỉ chất trong các câu sau đây:

- Chậu Có thể làm bằng nhôm hay chất dẻo,

- Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong thân cây (gỗ, tre, nứa...). 

b) Biết rằng sắt có thể bị nam châm hút, có khối lượng riêng D = 7,8 g/cm ; nhôm có D = 2,7 g/cm và gỗ tốt (coi như là xenlulozơ) CÓ D = 0,8 g/cm. Hãy nói cách làm để tách riêng mỗi chất trong hỗn hợp vụn rất nhỏ ba chất.

2. Cho biết hình bên là sơ đồ nguyên tử magie. 

a) Hãy chỉ ra : số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng. 

b) Nêu điểm khác và giống nhau giữa nguyên tử magie và nguyên tử canxi 

3. Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử 0 và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần.

a) Tính phân tử khối của hợp chất.

b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố (xem bảng 1, trang 42). 

4. Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp :

a) Những chất tạo nên từ hai..................... trở lên được gọi là....

b) Những chất có..... ......... gồm những nguyên tử cùng loại...................... được gọi là...

c) ...................... là những chất tạo nên từ một...........

d).............. là những chất có.................gồm những nguyên tử khác loại.........

e) Hầu hết các.............. có phân tử là hạt hợp thành, còn............ là hạt hợp thành của................ kim loại. 

5. Khẳng định sau gồm hai ý: "Nước cất là một hợp chất, vì nước cất sôi ở đúng 100 °C". Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau : 

A. Ý 1 đúng, ý 2 sai.

B. Ý 1 sai, ý 2 đúng.

C. Cả hai ý đều đúng và ý 2 giải thích cho ý 1.

D. Cả hai ý đều đúng nhưng ý 2 không giải thích cho ý 1. 

E. Cả hai ý đều sai. (Ghi trong vở bài tập). 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 3. Tính chất hóa học của axit

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu các tính chất hóa học đặc trưng của axit, các axit khác nhau có những tính chất hóa học nào giống nhau, từ đó có thể xác định được thứ tự mạnh yếu của các axit.

Xem chi tiết

Bài 32. Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit

Nội dung bài học Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit tìm hiểu Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit có những tính chất nào giống và khác nhau? Vì sao? Những phản ứng hóa học có thể chứng minh cho những tính chất này

Xem chi tiết

Bài 27. Phân tích nguyên tố

• Biết nguyên tắc phân tích định tính và định lượng nguyên tố. • Biết tính hàm lượng phần trăm nguyên tố từ kết quả phân tích

Xem chi tiết

Bài 30. Kim loại kiềm thổ

Biết vị trí của các kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử của chúng

Xem chi tiết

Bài 8. Xenlulozơ

Biết cấu trúc phân tử Xenlulozơ

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học