Phương Trình Hoá Học

Bài 5. Cấu hình electron nguyên tử

Nội dung bài học giúp các bạn nắm bắt sự sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của các nguyên tố như thế nào? Cách viết cấu hình electron nguyên tử, đặc điểm của electron lớp ngoài cùng

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. THỨ TỰ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG NGUYÊN TỬ

Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao: 1s 2s 2p

3s 3p 4s 3d 4p 5s…

II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

1. Cấu hình electron nguyên tử:

- Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.

- Quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử:

  + Số thứ tự lớp electron bằng các chữ số: 1, 2, 3

  + Phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thường: s, p, d, f

  + Số electron trong phân lớp được ghi bằng chỉ số ở phía trên bên phải kí hiệu của phân lớp: s2, p6, d10…

- Cách viết cấu hình electron nguyên tử:

  + Xác định số electron của nguyên tử.

  + Các electron được phân bố theo thứ tự tăng dần các mức năng lượng AO, tuân theo các nguyên lí Pau-li, nguyên lí vững bền và quy tắc Hun.

  + Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong 1 lớp và theo thứ tự của các lớp electron.

  + Lưu ý: các electron được phân bố vào các AO theo phân mức năng lượng tăng dần và có sự chèn mức năng lượng. Tuy nhiên, khi viết cấu hình electron, các phân mức năng lượng cần được sắp xếp lại theo từng lớp.

Ví dụ: Nguyên tử Fe có Z= 26.

  + Có 26e

  + Các e được phân bố như sau: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6. Có sự chèn mức năng lượng 4s < 3d

  + Sắp xếp lại các phân lớp theo từng lớp, ta được cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2

Hoặc viết gọn: [Ar] 3d6 4s2 ( [Ar] là cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố argon, là khí hiếm gần nhất đứng trước Fe )

2. Cấu hình electron của 20 nguyên tố đầu tiên

3. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng:

- Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố:

  + Số electron tối đa ở lớp ngoài cùng của nguyên tử mỗi nguyên tố là 8 electron. Các nguyên tử có 8e lớp ngoài cùng đều rất bền vững, chúng hầu như không tham gia vào các phản ứng hóa học. Đó là các nguyên tử khí hiếm ( trừ He có 2e lớp ngoài cùng ).

  + Các nguyên tử có 1, 2, 3e ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử kim loại, trừ H, He và B.

  + Các nguyên tử có 5, 6, 7e ở lớp ngoài cùng thường là các nguyên tố phi kim.

  + Các nguyên tử có 4e ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử kim loại hoặc phi kim

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 22. Luyện tập: Tính chất của kim loại

Bài học ôn tập, hệ thống hóa kiến thức về tính chất vật lí, hóa học của kim loại và vận dụng vào việc giải các bài tập liên quan đến kim loại.

Xem chi tiết

Bài 37. Luyện tập chương 5

Phần này giúp bạn trả lời toàn bộ các bài tập trong sách giáo khoa Hóa nâng cao 10, qua đó nắm vững kiến thức và học tốt hơn

Xem chi tiết

Bài 45. Thực hành. Tính chất của hiđrocacbon không no

Ôn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm hóa hữu cơ

Xem chi tiết

CHƯƠNG 6 HIDROCACBON KHÔNG NO

Nội dung bài học Anken tìm hiểu về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp anken; Tính chất vật lí, hóa học của anken như phản ứng cộng , hiểu về quy tắc Maccopnhicop, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa hoàn toàn và không hoàn toàn; điều chế và ứng dụng anken.

Xem chi tiết

Chương 4. Đại cương về hóa học hữu cơ. Bài 25. Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ

Biết khái niệm hợp chất hữu cơ, hoá học hữu cơ và đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ. Biết một vài phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học