Phương Trình Hoá Học

Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Dầu mỏ và khí thiên nhiên là những tài nguyên quý giá ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Vậy dầu mỏ và khí thiên có ở đâu, được khai thác như thế nào, có thể tách ra được những sản phẩm nào và có những ứng dụng gì?

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. DẦU MỎ

1.Tính chất vật lí

- Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.

2. Trạng thái tự nhiên và thành phần của dầu mỏ

- Trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung thành những vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành các mỏ dầu.

- Mỏ dầu có 3 lớp:

+ Lớp khí: Thành phần chính của lớp khí là khí metan (khoảng 75%)

+ Lớp dầu là hỗn hợp tự nhiên của nhiều hidrocacbon khác nhau.

+ Lớp nước mặn.

- Dầu mỏ là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và 1 số hợp chất khác.

3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ

- Người ta khai thác dầu mỏ bằng cách khoan những lỗ khoan xuống giếng dầu. Đầu tiên dầu sẽ tự phun lên sau đó người ta bơm nước vào để đẩy dầu lên.

- Dầu thô sau khi được khai thác sẽ được đưa vào trong một tháp chưng cất và trên tháp chưng cất này chúng ta thấy có những ống dẫn các sản phẩm khác nhau, ở từng mức nhiệt độ khác nhau sẽ cho sẽ các sản phẩm khác nhau.

- Dầu thô sau khi được khai thác sẽ được đưa vào trong một tháp chưng cất và trên tháp chưng cất này chúng ta thấy có những ống dẫn các sản phẩm khác nhau, ở từng mức nhiệt độ khác nhau sẽ cho sẽ các sản phẩm khác nhau.

- So với phương pháp chưng cất dầu mỏ, thì phương pháp crăckinh có ưu điểm là: Dùng phương pháp crăckinh có thể tăng lượng xăng thu được so với phương pháp chưng cất dầu mỏ. Nhờ phương pháp crăckinh, lương xăng thu được chiếm khoảng 40% khối lượng dầu mỏ.

Dầu nặng -> Xăng + Hỗn hợp khí

II. KHÍ THIÊN NHIÊN

- Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất. Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là metan.

- Muốn khai thác khí thiên nhiên người ta khoan xuống mỏ khí. Khí sẽ tự phun lên do áp suẩt ở các mỏ khí lớn

hơn áp suất của khí quyển.

- Khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.

a) Hàm lượng metan trong khí thiên nhiên

b) Hàm lượng metan trong khí mỏ dầu

III. DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN Ở VIỆT

- Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguyên liệu và nhiên liệu quý trong đời sống và trong công nghiệp.

- Dầu mỏ và khí tự nhiên ở nước ta chủ yếu tập trung ở vùng thềm lục địa phía Nam.

- Ở Việt Nam có các mỏ dầu như: Mỏ Rạng Đông, Bạch Hổ, Đại Hùng, Lan Đỏ, Rồng,…

- Sản lượng khai thác dầu ở Việt Nam tăng liên tục qua các năm.

- Ưu điểm của dầu mỏ nước ta là hàm lượng lưu huỳnh thấp, tuy nhiên do hàm lượng parafin cao nên dầu mỏ

nước ta dễ bị đông đặc.

- Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là

nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa, dầu cũng được sử dụng trong công nghiệp

hóa dầu để sản xuất các chất dẻo và nhiều sản phẩm khác. Vì thế dầu thường được ví như là "vàng đen".

- Khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ, khí thiên nhiên rất dễ gây ra ô nhiễm môi trường và các tai nạn

cháy nổ. Vì vậy, trong quá trình sản xuất và vận chuyển dầu, khí phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về

an toàn đã đặt ra.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 30. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

• Hiểu những luận điểm cơ bản của thuyết cấu tạo hoá học • Biết viết công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ • Biết khái niệm về đồng phân cấu tạo, đồng phân lập thể

Xem chi tiết

Bài 33. Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng

Mục đích của bài Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng là các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao; Nhiệt phân muối NaHCO3 ; Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể. Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.

Xem chi tiết

Bài 15. Hóa trị và số oxi hóa

Nội dung bài giảng Hóa trị và số oxi hóa đi sâu tìm hiểu về cách xác định hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị như thế nào? Số oxi hóa là gì? Xác định số oxi hóa bằng cách nào?

Xem chi tiết

Bài 2.Chất

Chất là gì và có đặc điểm như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu trong bài học này để tìm hiểu rõ hơn về chất và các tính chất của nó.

Xem chi tiết

Bài 29. Luyện tập Chất hữu cơ, công thức phân tử

• Biết phạm vi áp dụng của các phương pháp : Chưng cất, chiết và kết tinh hợp chất hữu cơ. • Nắm vững cách xác định công thức phân tử từ kết quả phân tích.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học