Phương Trình Hoá Học

Bài 36. Xicloankan

Biết cấu trúc, đồng phân, danh pháp của một số monoxicloankan. Biết tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của xicloankan

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- CẤU TRÚC, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP

1. Cấu trúc phân tử của một số monoxicloankan

Công thức phân tử và cấu trúc một số monoxicloankan không nhánh như sau:

Xicloankan là những hiđrocacbon no mạch vòng

Xicloankan có 1 vòng (đơn vòng) gọi là monoxicloankan. Xicloankan có nhiều vòng (đa vòng) gọi là polixicloankan.

Monoxicloankan có công thức chung là CnH2n(n≥3)

Trừ xiclopropan , ở phân tử xicloankan các nguyên tử cacbon không cùng nằm trên một mặt phẳng.

2. Đồng phân và cách gọi tên monoxicloankan

a) Quy tắc                 

Mạch chính là mạch vòng. Đánh số sao cho tổng các số chỉ vị trí các mạch nhánh là nhỏ nhất.

b) Thí dụ

Một số xicloankan đồng phân tương ứng với công thức phân tử C6H12 là:

II - TÍNH CHẤT

1. Tính chất vật lí

Bảng 5.3. Tính chất vật lí của một vài xicloankan

2. Tính chất hoá học

a) Phản ứng cộng mở vòng của xiclopropan và xiclobutan

Xiclobutan chỉ cộng với hiđro:

                 

Xicloankan vòng 5,6 cạnh trở lên không có phản ứng cộng mở vòng trong những điều kiện trên.

b) Phản ứng thế

Phản ứng thế ở xicloankan tương tự như ở ankan. Thí dụ:

c) Phản ứng oxi hoá

                      CnH2n+3n/2 O2→to nCO2+nH2O ; ΔH<0

 

                      C6H12+9O2 →to 6CO2+6H2O ; ΔH=−3947,5kJ

Xicloankan không làm mất màu dung dịch KMnO4

III- ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG

1. Điều chế

Ngoài việc tách trực tiếp từ quá trình chưng cất dầu mỏ, xicloankan còn được điều chế từ ankan, thí dụ:

2. Ứng dụng

Ngoài việc dùng làm nhiên liệu như ankan, xicloankan còn được dùng làm dung môi, làm nguyên liệu để điều chế các chất khác, thí dụ:

                   

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 41. Nhiên liệu

Nhiên liệu là vật chất được sử dụng để giải phóng năng lượng khi cấu trúc vật lý hoặc hóa học bị thay đổi. Nhiên liệu giải phóng năng lượng thông qua quá trình hóa học như cháy hoặc quá trình vật lý, ví dụ phản ứng nhiệt hạch, phản ứng phân hạch. Tính năng quan trọng của nhiên liệu đó là năng lượng có thể được giải phóng khi cần thiết và sự giải phóng năng lượng được kiểm soát để phục vụ mục đích của con người.

Xem chi tiết

Bài 32. Ankin

Nội dung bài học Ankin tìm hiểu khái niệm đồng đẳng, đồng phân, danh pháp & CTPT của ankin; Phương pháp điều chế, ứng dụng của axetilen. Sự giống và khác về tính chất hoá học giữa ankin và anken.

Xem chi tiết

Bài 32. Hợp chất có oxi của clo

Biết công thức, cách đọc tên một số hợp chất có oxi của clo. Tính được số oxi hóa của clo trong mỗi hợp chất đó.

Xem chi tiết

Bài 31. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, còn được biết với tên Bảng tuần hoàn Mendeleev, là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành dạng bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng. Các nguyên tố được biểu diễn theo trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần, thường liệt kê cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô. Dạng tiêu chuẩn của bảng gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng, với hai dòng kép nằm riêng nằm bên dưới cùng.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học