Phương Trình Hoá Học

Bài 26. Oxit

Các bạn đã biết oxi phản ứng hầu hết các kim loại, và phi kim các. Vậy sản phẩm từ các phản ứng này gọi là gì. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. ĐỊNH NGHĨA

1. Trả lời câu hỏi 

- Hãy kể tên 3 chất là oxit mà em biết.

- Nhận xét thành phần các nguyên tố của các oxit đó. Thử nêu định nghĩa oxit. 

2. Nhận xét 

Một số oxit thường gặp : đồng(II) oxit CuO, sắt(III) oxit Fe2O3, cacbon đioxit CO2, lưu huỳnh đioxit SO2... 

3. Định nghĩa 

Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. 

II. CÔNG THỨC

1. Trả lời câu hỏi 

- Nhắc lại quy tắc về hoá trị đối với hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học.

- Nhận xét về các thành phần trong công thức của oxit. 

2. Kết luận 

Công thức của oxit MxOy gồm có kí hiệu của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu của một nguyên tố khác M (có hoá trị n) kèm theo chỉ số X của nó theo đúng quy tắc về hoá trị: 

II x y = n x x 

III - PHÂN LOẠI 

Có thể phân chia oxit thành 2 loại chính :

a) Oxit axit 

Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. 

(*) Về axit, bazơ : sẽ học ở bài 37, 

Thí dụ : SO3, CO2, P2O5.

SO3 tương ứng với axit sunfuric H2SO4 ;

O2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3

P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4.

b) Oxit bazo 

Là oxit của kim loại(*) và tương ứng với một bazơ.

Thí dụ : Na2O, CaO, CuO :

Na2O tương ứng với bazơ natri hiđroxit NaOH;

CaO tương ứng với bazơ canxi hiđroxit Ca(OH)2 ;

CuO tương ứng với bazơ đồng hiđroxit Cu(OH)2

IV. CÁCH GỌI TÊN 

Tên oxit : Tên nguyên tố + oxit

Thí dụ : Na2O - natri oxit ; 

NO - nito oxit.

– Nếu kim loại có nhiều hoá trị : 

Tên gọi : Tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit

Thí dụ : 

Feo - Sắt II oxit;

Fe2O3- Sắt(III) oxit. 

- Nếu phi kim có nhiều hoá trị: 

Tên gọi : Tên phi kim + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) 

Dùng các tiền tố (tiếp đầu ngữ) để chỉ số nguyên tử : mono nghĩa là 1, đi là 2, trị là 3, tetra là 4, penta là 5 ... 

Thí dụ :

CO – cacbon monooxit, nhưng thường đơn giản đi, gọi là cacbon oxit ;

CO2 - cacbon đioxit (thường gọi là khí cacbonic) ;

SO2 - lưu huỳnh đioxit (thường gọi là khí sunfurơ);

SO3 – lưu huỳnh trioxit ;

P2O3 – diphotpho trioxit ;

P205 - diphotpho pentaoxit. 

(*) Một số kim loại nhiều hoá trị cũng tạo ra oxit axit, thí dụ mangan(VII) oxit Mn2O7 là oxit axit, tương ứng với axit pemanganic HMnO4

 

1. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

2. Tên của oxit: Tên nguyên tố + oxit.

3. Oxit gồm 2 loại chính: 0xit bazơ và oxit axit. 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 61. Axit cacboxylic. tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng

Hiểu mối liên quan giữa cấu trúc và tính chất của nhóm cacboxyl. Biết vận dụng kiến thức cũ vào phản ứng của gốc hiđrocacbon của axit cacboxylic . Biết phương pháp điều chế và ứng dụng của axit cacboxylic.

Xem chi tiết

Bài 24. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo

Nội dung bài giảng Sơ lược về hợp chất có oxi của clo tìm hiểu nước Javen và Clorua vôi có thành phần, tính chất, cấu tạo như thế nào? Chúng được dùng làm gì và được điều chế bằng cách nào?

Xem chi tiết

Bài 8. Sự biến đổi tuần hoàn cầu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

Số electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố thuộc nhóm A. Mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố với vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

Xem chi tiết

Bài 58. Hóa học và vấn đề môi trường

Biết khái niệm ô nhiễm môi trường sống ̣(không khí, nước, đất)

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học