Phương Trình Hoá Học

Bài 29. Axit cacbonic và muối cacbonat

Nội dung bài học Axit cacbonic và muối cacbonat tìm hiểu H CO là axit rất yếu, không bền; Muối cacbonat có những tính chất của muối như tác dụng với axit, với dd muối, với dd kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao và giải phóng khí CO . Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất và đời sống. Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn để bảo vệ môi trường.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. AXIT CACBONIC (H2CO3)

1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí

- Nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí cacbonic (CO2):1000 cm3 nước hòa tan được 90cm3 khí CO2, một phần khí CO2 tác dụng với H2O tạo thành H2CO3, phần lớn vẫn tồn tại ở dạng khí cacbonic trong khí quyển.

CO2 + H2O ⇌ H2CO3 (phản ứng thuận nghịch)

2. Tính chất hóa học

- H2CO3 là một axit yếu: dung dịch H2CO3 làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt.

- H2CO3 là một axit không bền: khi đun nóng thì khí CO2 tách ra khỏi dung dịch; khi tham gia các phản ứng hóa học thì nhanh chóng bị phân hủy thành CO2 và H2O.

II. MUỐI CACBONAT

1. Phân loại

- Có 2 loại muối: muối cacbonat trung hòa và muối cacbonat axit.

+ Muối cacbonat trung hòa được gọi là muối cacbonat: natri cacbonat (Na2CO3), magie cacbonat (MgCO3), canxi cacbonat (CaCO3)...

+ Muối cacbonat axit được gọi là muối hiđrocacbonat: natri hiđrocacbonat (NaHCO3), canxi hiđrocacbonat Ca(HCO3)2, ...

2. Tính chất

a) Tính tan

Đa số muối cacbonat không tan trong nước trừ một số muối cacbonat của kim loại kiềm như Na2CO3 ,

K2CO3 ...

Hầu hết muối hyđrocacbonat tan trong nước như: Ca(HCO3)2 

3. Ứng dụng

- CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, được dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng.

- Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, thủy tinh.

- NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa.

III. CHU TRÌNH CACBON TRONG TỰ NHIÊN

Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hoá cacbon từ dạng này sang dạng khác. Sự chuyển hoá này diễn ra thường

xuyên, liên tục và tạo thành chu trình khép kín.

1. H2CO3 là axit yếu, không bền,dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O.

2. Muối cacbonat có những tính chất hóa học sau: tác dụng với dung dịch axit mạnh, với dung dịch bazo, dung dịch muối; dễ bị nhiệt phân hủy giải phóng khí CO2 ( Trừ Na2CO3, K2CO3..)

3. Một số muối cacbonat được dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng, xà phòng, thuốc chữa bệnh, bình cứu hỏa,v.v,...

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 14. Photpho

• Biết cấu tạo phân tử, các dạng thù hình và hiểu tính chất hoá học của photpho. • Biết một số dạng tồn tại của photpho trong tự nhiên, phương pháp điều chế và ứng dụng của photpho trong đời sống và sản xuất.

Xem chi tiết

Bài 10. Photpho

Nội dung trọng tâm của bài giảng Photpho là So sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của Photpho là P trắng và P đỏ về một số tính chất vật lí. Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).

Xem chi tiết

Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ

Nội dung bài học chủ yếu đề cập đến tính chất hoá học chung của bazơ (tác dụng với chất chỉ thị màu, và với axit); tính chất hoá học riêng của bazơ tan (kiềm) (tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân huỷ).

Xem chi tiết

Bài 14. Luyện tập chương 2

Củng cố kiến thức: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Quy luận biến đổi tuần hoàn một số đại lượng vật lí và tính chất các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Định luật tuần hoàn

Xem chi tiết

Bài 57. Hóa học và vấn đề xã hội

Hiểu được hóa học đã góp phần nâng cao chất lượng của cuộc sống

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học