Phương Trình Hoá Học

Bài 23. Liên kết kim loại

Thế nào là liên kết kim loại? Kim loại có những kiểu mạng tinh thể phổ biến nào? Tính chất của tinh thể kim loại

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I - KHÁI NIỆM VỀ LIÊN KẾT KIM LOẠI

Hầu hết các kim loại ở điều kiện thường đều tồn tại dưới dạng tinh thể (trừ  Hg). Trong tinh thể kim loại, ion dương và nguyên tử kim loại ở những nút của mạng tinh thể. Các electron hóa trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể. Lực hút giữa các electron này và các ion dương tạo nên liên kết kim loại.

Như vậy: Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa  các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.

II - MẠNG TINH THỂ KIM LOẠI

1. Một số kiểu mạng tinh thể

Các kim loại tồn tại dưới ba dạng tinh thể phổ biến sau:

Lập phương tâm khối: Các nguyên tử, ion kim loại nằm trên đỉnh và tâm của hình lập phương.

Lập  phương tâm diện: Các nguyên tử, ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm các mặt của hình lập phương. 

Lục phương: Các nguyên tử, ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm các hình lục giác đứng và ba nguyên tử, ion nằm phía trong của hình lục giác.

Kết cấu trúc mạng tinh thể phổ biến của một số kim loại được tổng kết trong bảng  3.1. Chúng ta có thể tra cứu khi muốn biết kim loại nghiên cứu có kiểu mạng tinh thể nào.

Thí dụ: Từ bảng  3.1  cho thấy kim loại sắt thuộc dạng tinh thể lập phương tâm khối, đồng dạng thuộc tinh thể lập phương tâm diện và coban thuộc dạng tinh thể lục phương. Người ta dùng độ đặc khít  ρ  là phần trăm thể tích mà các nguyên tử chiếm trong tinh thể để đặc trưng cho từng kiểu cấu trúc. Với kiểu cấu trúc lập phương tâm khối,  ρ=68%; Kiểu cấu trúc lục phương tâm diện,  ρ=74%; Kiểu cấu trúc lập phương, ρ=74%. Phần trăm cón lại trong tinh thể là không gian trống.

Thí dụ: Đối với các kim loại có cấu trúc kiểu lập phương tâm khối, các nguyên tử kim loại chiếm  68%   thể tích của tinh thể. Không gian trống của tinh thể là  32%  thể tích tinh thể.

Bảng 3.1

Kiểu cấu trúc mạng tinh thể phổ biến của một số kim loại trong bảng tuần hoàn

 

2. Tính chất của tinh thể kim loại.

Vì trong tinh thể kim loại có những electron tự do, di chuyển được trong mạng nên tinh thể kim loại có những tính chất cơ bản sau: Có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và có tính dẻo.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 5. Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Bài luyên tập: axit, bazơ và muối, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Bài đăng này giúp các bạn củng cố các kiên thức axit, bazơ và muối và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Ngoài ra rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng.

Xem chi tiết

Bài 30. Kim loại kiềm thổ

Biết vị trí của các kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử của chúng

Xem chi tiết

Bài 16. Phân bón hoá học

• Biết các nguyên tố dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng. • Biết được thành phần hoá học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp,... và cách điều chế các loại phân bón này.

Xem chi tiết

Bài 44. Luyện tập Hiđrocacbon không no

Hiểu mối liên quan giữa cấu tạo vμ tính chất các loại hiđrocacbon không no đã học. Biết sự giống nhau và khác nhau về tính chất giữa anken, ankin và ankađien. Biết nguyên tắc chung điều chế các hiđrocacbon không no dùng trong công nghiệp hoá chất.

Xem chi tiết

Bài 26. Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

Nội dung bài học trình bày cụ thể, tỉ mỉ về Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm, giúp các em học sinh biết được vị trí của kim loại kiềm thổ trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí - hóa học và phương pháp điều chế. Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của Kim loại kiềm thổ như Ca(OH) (Canxi hidroxit), CaCO (Canxi cacbonat), CaSO (Canxi sunfat)... Ngoài ra, các em sẽ được tìm hiểu thêm về nước cứng, nguyên tắc và phương pháp làm mềm nước cứng

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học