Phương Trình Hoá Học

Bài 20. Bài thực hành số 1: Phản ứng oxi hóa – khử

Mục đích của bài Bài thực hành số 1 Phản ứng oxi hóa khử là các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit; Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối; Phản ứng oxi hóa khử trong môi trường axit. Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.

Tiến hành thí nghiệm: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd H2SO4 loãng.

Cho tiếp 1 viên kẽm nhỏ vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Có bọt khí nổi lên

Giải thích: Vì Zn đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học nên có thể đẩy được H ra khỏi dung dịch axit của nó → có khí H2 thoát ra.

Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Vai trò: Trong phản ứng trên Zn là chất khử, H+(H2SO4) là chất oxi hóa..

2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.

Tiến hành thí nghiệm: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd CuSO4 loãng.

Cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt đã làm sạch bề mặt.

Để yên 10p, quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Đinh sắt có 1 lớp màu đỏ bám vào, màu xanh của CuSO4 bị mất đi

Giải thích: Vì Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học nên có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối → lớp Cu màu đỏ bám vào đinh sắt.

Phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Vai trò: Fe là chất khử, Cu2+ (CuSO4 ) là chất oxi hóa

3. Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit

Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd FeSO4, thêm vào ống 1ml dd H2SO4 loãng.

Nhỏ từng giọt KMnO4 vào ống nghiệm, lắc nhẹ mỗi lần nhỏ KMnO4.

Quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Màu thuốc tím nhạt dần → hết màu

Giải thích: Vì trong môi trường axit FeSO4 là chất khử, xảy ra sự oxi hóa Fe2+ → Fe3+; Mn từ Mn7+ → Mn2+

Phương trình phản ứng: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

Vai trò: Fe2+ (FeSO4) là chất khử, Mn+7 (KMnO4) là chất oxi hóa.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 22. Tính theo phương trình hóa học

Khi điều chế một lượng chất nào đó trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp, người ta có thể tính được lượng các chất cần dùng (nguyên liệu). Ngược lại, nếu biết lượng nguyên liệu người ta có thể tính được lượng chất điều chế được (sản phẩm).

Xem chi tiết

Chương 9. Bài 58. Anđehit và Xeton

Biết định nghĩa, cấu trúc, phân loại, danh pháp của anđehit và xeton. Biết tính chất vật lí và hiểu tính chất hoá học của anđehit và xeton. Biết phương pháp điều chế, ứng dụng của fomanđehit, axetanđehit và axeton.

Xem chi tiết

Bài 32. Hợp chất có oxi của clo

Biết công thức, cách đọc tên một số hợp chất có oxi của clo. Tính được số oxi hóa của clo trong mỗi hợp chất đó.

Xem chi tiết

Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Tìm hiểu về Mối quan hệ giữa vị trí (ô) nguyên tố, cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố ở đơn chất và hợp chất. Các kiến thức cơ bản về bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học