Phương Trình Hoá Học

Bài 14. Luyện tập chương 2

Củng cố kiến thức: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Quy luận biến đổi tuần hoàn một số đại lượng vật lí và tính chất các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Định luật tuần hoàn

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

2. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Mỗi nguyên tố hóa học chiếm một ô trong bảng tuần hoàn được gọi là ô nguyên tố.

- Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).

- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Số thứ tự chu kì = số lớp e.

- Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7:

+ Chu kì 1, 2, 3: chu kì nhỏ.

+ Chu kì 4, 5, 6, 7: chu kì lớn (chu kì 7 chưa hoàn thành).

- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột.

- Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B:

+ Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p.

+ Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f.

3. Những đại lượng và tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân 

- Bán kính nguyên tử

- Năng lượng ion hóa thứ nhất

- Độ âm điện

- Tính kim loại, tính phi kim.

- Tính axit - bazo của oxit và hidroxit

- Hóa trị cao nhất của nguyên tố với oxi và hóa trị của nguyên tố phi kim với hidro

4. Định luật tuần hoàn

Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 34. Bài luyện tập 6

Các bạn hãy cùng nhau ôn lại kiến thức điều chế hiđro, phản ứng thế, sự khử, chất khử, sự oxi hoá, chất oxi hoá, phản ứng oxi hoá - khử nhé.

Xem chi tiết

Bài 3. Axit, bazơ và muối

Biết viết phương trình điện li của các xit, bazơ và muối trong nước

Xem chi tiết

Bài 42. Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu

Ở những bài học trước các em đã được tìm hiểu về Metan, Etilen, Axetilen và Benzen. Vậy giữa công thức cấu tạo với tính chất hóa học của chất có mối quan hệ như thế nào? Ứng dụng của chúng là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu tất cả thông qua bài giảng Luyện tập chương 4 Hiđrocacbon - Nhiên liệu.

Xem chi tiết

Chương 4 Phản ứng hóa học Bài 25. Phản ứng oxi hóa - khử

Thế nào là chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử, phản ứng oxi hóa khử?

Xem chi tiết

CHƯƠNG 4 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

Nội dung bài giảng Mở đầu về hóa học hữu cơ tìm hiểu về khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất); Các loại công thức của hợp chất hữu cơ: Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo; Sơ lược về phân tích nguyên tố: Phân tích định tính, phân tích định lượng.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học