Phương Trình Hoá Học

Bài 1. Thành phần nguyên tử

Nội dung bài giảng trình bày các thí nghiệm tìm ra electron, hạt nhân, proton, nơtron và cụ thể đặc điểm các loại hạt trong nguyên tử: Điện tích, khối lượng...  

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

1.Electron

a. Sự tìm ra electron

Năm 1897, J.J. Thomson (Tôm-xơn, người Anh ) đã tìm ra tia âm cực gồm những hạt nhỏ gọi là electron(e).

 

Sơ đồ thí nghiệm của Tôm-xơn phát hiện ra tia âm cực

Kết luận:

- Tia âm cực là chùm hạt vật chất có khối lượng và chuyển động với vận tốc rất lớn.                

- Tia âm cực là chùm hạt mang điện âm,phát ra từ cực âm ,các hạt tạo thành tia âm cực được gọi là các electron (ký hiệu là e).

- Electron có mặt ở mọi chất, electron tạo nên lớp vỏ nguyên tử của mọi nguyên tố hóa học.

- Tia âm cực bị lệch trong từ trường và mang điện tích âm.

b, Khối lượng, điện tích electron

me = 9,1094.10-31kg.

qe = -1,602.10-19 C (coulomb) 

2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử

- Năm 1911, nhà vật lí người Anh Rutherford và các cộng sự cho các hạt a bắn phá một lá vàng mỏng.

- Từ đó nhận thấy nguyên tử có đặc điểm: 

Cấu tạo rỗng

Chứa phần mang điện tích dương, được gọi là hạt nhân

Kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử

- Kết luận: 

Nguyên tử cấu tạo gồm hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử (chứa các electron).

Do nguyên tử trung hòa về điện nên số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng đúng số electron quay xung quanh hạt nhân.

Khối lượng nguyên tử xấp xỉ khối lượng hạt nhân.

3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử

a. Sự tìm ra hạt proton.

Năm 1918, hạt proton được tìm ra có: 

Khối lượng: mp  = 1,6726.10-27 kg

oĐiện tích: qp = + 1,6.10-19 C = eo

Hạt proton là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Quy ước: 1+

b) Sự tìm ra hạt nơtron

Năm 1932, Chadwick tìm ra hạt nơtron có: 

Khối lượng: mn ≈ mp  = 1,6748.10-27  kg

Điện tích: qn = 0

Hạt notron là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.

II. KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ

1. Kích thước

Để biểu thị kích thước nguyên tử người ta dùng đơn vị nanomet(nm) hay angstrom Å

1 nm = 10-9m ; 1Ao = 10-10m ; 1nm = 10Ao

Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử Hidro có bán kính khoảng 0,053 nm

Đường kính của hạt nhân nguyên tử còn nhỏ hơn (vào khoảng 10-5 nm)

Đường kính của electron và proton còn nhỏ hơn nhiều ( vào khoảng 10-8 nm)

2. Khối lượng nguyên tử

Do khối lượng thật của 1 nguyên tử quá bé, người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử u (đvC).

1 u = 1/12 khối lượng 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12 = 1,6605.10-27kg.

m nguyên tử = mP + mN (Bỏ qua me)

Khối lượng và điện tích của các hạt tạo nên nguyên tử

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 27. Cacbon

Nội dung bài giảng Cacbon tìm hiểu Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính: Kim cương, than chì và cacbon vô định hình; Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng…) có tính hấp phụ và hoạt động hóa học nhất; Sơ lược tính chất vật lí của 3 dạng thù hình; Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu: Tác dụng với oxi và một số oxit kim loại, tính chất hóa học đặc biệt của cácbon là tínhkhử ở nhiệt độ cao; Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lí và tính chất hóa học của cacbon.

Xem chi tiết

Bài 27. Phân tích nguyên tố

• Biết nguyên tắc phân tích định tính và định lượng nguyên tố. • Biết tính hàm lượng phần trăm nguyên tố từ kết quả phân tích

Xem chi tiết

Bài 24. Luyện tập Tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng

Nắm vững các tính chất cơ bản của cacbon, silic, các hợp chất CO, CO2, axit cacbonic, muối cacbonat, axit silixic và muối silicat. Vận dụng các kiến thức cơ bản nêu trên để giải các bμi tập.

Xem chi tiết

Bài 57. Hóa học và vấn đề xã hội

Hiểu được hóa học đã góp phần nâng cao chất lượng của cuộc sống

Xem chi tiết

Bài 12. Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein

Bài học so sánh, hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo, tính chất của Amin, Amino Axit và Protein.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học