Phương Trình Hoá Học

Protein là gì?

Protein hay còn gọi là chất đạm, là những phân tử sinh học hay đại phân tử, chứa một hoặc nhiều mạch các acid amin, liên kết với nhau bởi liên kết peptid. Các protein khác nhau chủ yếu do về trình tự các acid amin khác nhau, trình tự này do các nucleotide của gen quy định.Trong tự nhiên có khoảng 20 acid amin, trong đó có 9 acid amin thiết yếu cơ thể không tự tạo ra được mà phải cung cấp từ bên ngoài, số còn lại gọi là acid amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tự tổng hợp được.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Protein là gì

Protein hay còn gọi là chất đạm, là những phân tử sinh học hay đại phân tử, chứa một hoặc nhiều mạch các acid amin, liên kết với nhau bởi liên kết peptid. Các protein khác nhau chủ yếu do về trình tự các acid amin khác nhau, trình tự này do các nucleotide của gen quy định.Trong tự nhiên có khoảng 20 acid amin, trong đó có 9 acid amin thiết yếu cơ thể không tự tạo ra được mà phải cung cấp từ bên ngoài, số còn lại gọi là acid amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tự tổng hợp được.

Mỗi loại protein sau khi được tạo ra, chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, có loại chỉ tồn tại vài phút, có loại có thể tồn tại hàng năm. Sau đó, protein bị thoái hóa và được tái sinh bởi bộ máy tế bào thông qua quá trình luân chuyển protein. Do protein chiếm tới 50% khối lượng thô của tế bào, là thành phần thiết yếu cấu trúc, hình thành, duy trì, tái tạo cơ thể nên cơ thể cần bổ sung protein qua chế độ ăn hàng ngày. Nếu cơ thể thiếu protein sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, chậm lớn.

2. Công dụng của Protein

a. Protein có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể, hình thành những chất cơ bản phục vụ cho hoạt động sống

  • Protein cấu trúc nên khung tế bào, tạo các khung đỡ giúp duy trì hình dáng tế bào.

  • Là thành phần thiết yếu của cơ thể sinh vật, tham gia vào mọi quá trình bên trong tế bào. Protein là thành phần quan trọng của nhân tế bào, chất gian bào, duy trì và phát triển mô.

  • Là enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hóa, quá trình trao đổi chất.

  • Quá trình phát triển của cơ thể, từ việc hình thành cơ, đổi mới phát triển của tế bào, phân chia tế bào đều gắn liền với quá trình tổng hợp protein.

b. Protein tham gia vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng

Phần lớn các chất vận chuyển các chất dinh dưỡng là protein. Protein vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thu từ quá trình tiêu hóa thức căn vào máu, từ máu vận chuyển đến các mô, qua màng tế bào. Hemoglobin có trong hồng cầu là một protein có vai trò vận chuyển oxy lấy từ phổi cung cấp cho các tế bào khác trong cơ thể.

c. Protein có vai trò bảo vệ cơ thể

  • Các tế bào bạch cầu có thành phần chính là protein, có nhiệm vụ chống lại các tác nhân có hại xâm nhập cơ thể.

  • Hệ thống miễn dịch sản xuất các protein gọi là các interferon giúp chống lại virut, các kháng thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

  • Nếu quá trình tổng hợp protein của cơ thể bị suy giảm thì khả năng bảo vệ cơ thể cũng yếu đi.

d. Protein điều hòa chuyển hóa nước, cân bằng pH trong cơ thể:

  • Protein có vai trò như chất đệm, giúp cân bằng pH, đảm bảo cho hệ tuần hoàn vận chuyển các ion.

  • Protein kéo nước từ tế bào và các mạch máu, giúp điều hòa nước trong cơ thể. Khi lượng protein trong máu thấp, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch giảm sẽ xảy ra hiện tượng phù nề.

e. Protein tham gia vào cân bằng năng lượng của cơ thể:

  • Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể, chiếm 10-15% năng lượng của khẩu phần ăn. Protein là yếu tố chiếm nhiều sau nước, chiếm 50% trọng lượng thô ở người trưởng thành.

f. Nhu cầu của cơ thể 

Cơ thể người trưởng thành mỗi ngày cần ít nhất 0,8 gam protein trên 1kg cân nặng. Ở những người thường xuyên tập luyện thể thao, vận động thể lực thì cần từ 1,2 đến 1,8 gam protein trên 1kg cân nặng. Như vậy, nếu một người cân nặng 60kg thì cần khoảng 48- 108g protein/ ngày. Chế độ ăn quá thiếu hay quá thừa protein đều không tốt cho sức khỏe.

Có hai loại protein là protein hoàn chỉnh và protein không hoàn chỉnh. Protein hoàn chỉnh có trong các thức ăn nguồn gốc động vật, protein không hoàn chỉnh có trong thức ăn nguồn gốc thực vật. Nên sử dụng kết hợp các nguồn protein để cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh. Một số loại thức ăn chứa nguồn protein dồi dào như:

  • Thịt: ngoài chứa nhiều protein, thịt còn chứa vitamin B cần thiết cho quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Một số loại thịt như thịt bò, thịt cừu còn cung cấp các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm.

  • Hải sản như tôm, mực, cá hồi,.. là những nguồn protein tốt cho sức khỏe, chứa nhiều omega-3 tốt cho tim mạch.

  • Trứng: một quả trứng chứa tới 6 gam protein. Trứng còn chứa nhiều vi chất dinh dưỡng để cấu tạo nên tế bào.

  • Đậu nành là một protein thực vật cung cấp nhiều acid amin thiết yếu. Các chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, khoáng chất  trong đậu này giúp phòng chống ung thư và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

  • Ngũ cốc: 26 gam ngũ cốc chứa tới 6 gam protein. Các protein được cung cấp từ mầm lúa mạch và ngũ cốc nguyên cám rất phong phú và chất lượng cao.

Tổng số đánh giá: 0

Xếp hạng: 5 / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Oxit bazơ

Oxit bazơ là các hợp chất hóa học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nguyên tử oxi và có bazơ tương ứng. Các oxit bazơ tan được trong nước gồm các kim loại kiềm (Li, Na, K,...) và kim loại kiềm thổ (Mg, Ca, Ba,...) trừ Be.

Xem chi tiết

Khai thác lưu huỳnh từ miệng núi lửa

Núi lửa Ijen ở Đông Java (Indonesia) là địa điểm du lịch nổi tiếng với hồ axit màu lục lam, luôn bốc lên làn khói trắng nồng nặc từ lưu huỳnh bốc cháy. Nơi đây cũng có hàng trăm công nhân khai thác lưu huỳnh tại miệng núi lửa bất chấp nguy hiểm và vấn đề sức khỏe.

Xem chi tiết

Phân lớp electron

Những electron trong mỗi lớp lượng tử có cùng phân mức năng lượng họp thành phân lớp lượng tử hay phân lớp electron. Từ đây trong mỗi lớp electron có n phân lớp electron. Trạng thái của electron trong nguyên tử tương ứng với những giá trị nhất định của các số lượng tử n và l được biểu diễn bằng tổ hợp của giá trị số lượng tử n và ký hiệu số lượng tử l như sau: 1s, 2s, 2p, 3s, 3d, 4f....

Xem chi tiết

Khối lượng ion

Khối lượng ion là khối lượng của một ion tính bằng đơn vị cacbon. Do khối lượng của các điện tử mất đi (tao ion duơng) hay nhận vào (tạo ion âm) rất không đáng kể so với khối lượng nguyên tử nên khối lượng ion bằng tổng khối lượng của các nguyên tử tạo nên ion.

Xem chi tiết

Xà phòng

Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia nữa. Công thức hóa học của xà phòng là muối natri panmitat (C15H31COONa) hoặc natri stearat (C17H35COONa). Xà phòng có ưu điểm là không gây hại cho da, cho môi trường vì chúng dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật có trong thiên nhiên.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học