Phương Trình Hoá Học

Phenol là gì?

Phenol là những hợp chất hữu cơ có một hay nhiều nhóm hidroxi đính trực tiếp vào nguyên tử cacbon của vòng thơm. Nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen được gọi là -OH phenol. Chất tiêu biểu là C6H5OH có tên là phenol, phân tử gồm một nhóm -OH liên kết trực tiếp với gốc phenyl. Nó là một chất rắn tinh thể màu trắng dễ bay hơi.Hơi có tính axít, nó đòi hỏi phải xử lý cẩn thận vì nó có thể gây bỏng nặng khi rơi vào da. Phenol lần đầu tiên được chiết xuất từ ​​nhựa than đá, nhưng ngày nay được sản xuất trên quy mô lớn từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nó là một mặt hàng công nghiệp quan trọng như là tiền thân của nhiều vật liệu và hợp chất hữu ích. Nó chủ yếu được sử dụng để tổng hợp nhựa và các vật liệu liên quan. Phenol và các dẫn xuất hóa học của nó rất cần thiết để sản xuất polycarbonat, epoxies, Bakelite, nylon, chất tẩy rửa, thuốc diệt cỏ như thuốc diệt cỏ phenoxy và nhiều loại dược phẩm.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Định nghĩa, phân loại

a. Định nghĩa

Phenol là những hợp chất hữu cơ có một hay nhiều nhóm hidroxi đính trực tiếp vào nguyên tử cacbon của vòng thơm. Nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen được gọi là -OH phenol. Chất tiêu biểu là C6H5OH có tên là phenol, phân tử gồm một nhóm -OH liên kết trực tiếp với gốc phenyl.

b. Phân loại

Dựa vào số nhóm -OH trong phân tử, các phenol được phân loại thành

- Phenol đơn chức: Phân tử có 1 nhóm -OH phenol

Ví dụ:

- Phenol đa chức: Phân tử có hai hay nhiều nhóm -OH phenol.

2. Cấu tạo

Pheol có công thức phân tử là C6H6O và có công thức cấu tạo: C6H5OH hoặc 

3. Tính chất vật lý

Ở điều kiện thường, phenol là chất rắn, không màu, nóng chảy ở 430C. Để lâu phenol chuyển thành màu hồng do bị oxi hóa chậm trong không khí.

Phenol rất độc, khi dây vào tay nó gây bỏng da do đó khi sử dụng phenol phải hết sức cẩn thận.

Phenol ít tan trong nước lạnh, nhưng tan nhiều trong nước nóng và trong etanol.

4. Tính chất hóa học

Do trong phân tử phenol có sự liên hợp n → π làm tăng sự phân cực của nhóm hidroxi, đồng thời làm giảm sự phân cực của liên kết C-O và tăng mật độ electron trong vòng benzen đặc biệt tại các vị trí ortho và para. Với nguyên nhân trên những phản ứng làm đứt dị li liên kết O-H xảy ra dễ dàng, trái lại phản ứng đứt liên kết C-O lại khó khăn do liên C-O bị ngắn lại vì có sự liên hợp.

a.Tính axit

Phenol có tính axit mạnh hơn so với ancol, nhưng lại yếu hơn so với axit cacboxylic

Sỡ dĩ tính axit của phenol lớn hơn ancol là do ảnh hưởng của vòng benzen nên độ phân cực của nhóm OH trong phenol lớn hơn trong ancol. Mặt khác, tính ổn định của anion phenolat bền hơn so với anion ancolat.

Các nhóm thế có hiệu ứng -I và -C ở trong nhân sẽ làm tăng tính axit của phenol, còn các nhóm có hiệu ứng +I; +C sẽ làm giảm tính axit khác nhau.

Vì vậy, khác với rượu, phenol còn có thể tác dụng với bazơ mạnh tạo muối phenolate:

Tuy nhiên, tính axit của phenol rất yếu Ka=10-10 , yếu hơn axit cacbonic nên không làm đổi màu quỳ tím. Vì vậy, muối phenolat bị axit cacbonic tác dụng tạo lại phenol:

Phản ứng này được dùng để tái tạo phenol trong công nghiệp.

b. Tính chất như rượu

Phenol có thể tác dụng được với Na như rượu nhưng khác với rượu, muối phenolat không bị nước phân hủy:

(C6H5ONa + H2O ---> (Không phản ứng).

Phenol cũng tạo được este như rượu nhưng khác với rượu có thể tác dụng trực tiếp với axit, phenol chỉ có thể tác dụng với clorua axit hoặc anhidric axit mới tạo được este:

C6H5OH + CH3COCl ---> CH3COOC6H5 + HCl

C6H5OH + (CH3CO)2O ---> CH3COOC6H5 + CH3COOH

Điều này được giải thích do 2 nguyên nhân:

Mật độ điện tích âm của O nhóm -OH vì có hệ liên hợp trong phân tử nên giảm hơn so với O nhóm -OH của rượu thông thường, dẫn đến phenol khó tấn công vào phân tử axit tạo este hơn.

Phenol có vòng thơm nên gây hiệu ứng không gian cản trở.

c. Tính chất của nhân thơm (Phản ứng thế H ở vòng Benzen)

Phenol phản ứng với dung dịch brom tạo kết tủa trắng, nếu Br2 dư cũng tạo kết tủa tan

Phenol phản ứng với HNO3 tạo kết tủa tan

Phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen do có nhóm OH đẩy e làm tăng mật độ electron trong vòng benzen

5. Ứng dụng

Phenol được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

Công nghiệp chất dẻo: phenol là nguyên liệu để điều chế nhựa phenol formaldehyde.

Công nghiệp tơ hóa học: Từ phenol tổng hợp ra tơ polyamide.

Nông dược: Từ phenol điều chế được chất diệt cỏ dại và kích thích tố thực vật 2,4 - D (là muối natri của axit 2,4 điclophenoxiaxetic).

Phenol cũng là nguyên liệu để điều chế một số phẩm nhuộm, thuốc nổ (axit picric).

Do có tính diệt khuẩn nên phenol được dùng để trực tiếp làm chất sát trùng, tẩy uế, hoặc để điều chế các chất diệt nấm mốc (ortho - và para - nitrophenol…)

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Hành tây và công dụng chữa bệnh

Hành tây là nguyên liệu được dùng chủ yếu trong nhiều món ăn, được chế biến rất đa dạng từ nướng, luộc, chiên, rang, xào, lăn bột chiên thậm chí là ăn sống. Bên cạnh việc chế biến đa dạng, phong phú thì công dụng chữa bệnh của hành tây cũng được rất nhiều người quan tâm. Hành tây có chứa nhiều chất chống oxy hóa cao và các hợp chất lưu huỳnh nên có tác dụng kháng viêm đồng thời giảm nguy cơ ung thư, hạ lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe của xương.

Xem chi tiết

Quy tắc loại Zaixep (Zaisev)

Quy tắc Zaixep: khi tách loại dẩn xuất halogen (X) hoặc gốc -OH thì X hoặc gốc -OH sẽ bị tách cùng với nguyên tử hydro tại nguyên tử cacbon ở liền bên cạnh có bậc cao nhất.

Xem chi tiết

Nguyên tử khối

Nguyên tử khối (NTK) là khối lượng của một nguyên tử biểu diễn bằng đơn vị cacbon (đ.v.C). Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Vì vậy, dựa vào nguyên tử khối của một nguyên tố chưa biết ta xác định được đó là nguyên tố nào.

Xem chi tiết

Không khí được tạo thành từ đâu?

Không khí tồn tại xung quanh chúng ta là một dạng vật chất quan trọng bảo đảm duy trì sự tồn tại cho các dạng vật chất có sự sống. Có thể bạn không cảm nhận được không khí đang tồn tại xung quanh chúng ta từng giờ, từng phút, từng giây vì trong điều kiện thường nó tồn tại dưới dạng không màu, không mùi vị.

Xem chi tiết

Nhôm oxit

Ôxít nhôm hay nhôm ôxít là một hợp chất hóa học của nhôm và ôxy với công thức hóa học Al2O3. Nó còn được biết đến với tên gọi alumina trong cộng đồng các ngành khai khoáng, gốm sứ, và khoa học vật liệu. Nó có hệ số giãn nở nhiệt 0.063, nhiệt độ nóng chảy cao 2054°C.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học