Phương Trình Hoá Học

Phân lớp electron là gì?

Những electron trong mỗi lớp lượng tử có cùng phân mức năng lượng họp thành phân lớp lượng tử hay phân lớp electron. Từ đây trong mỗi lớp electron có n phân lớp electron. Trạng thái của electron trong nguyên tử tương ứng với những giá trị nhất định của các số lượng tử n và l được biểu diễn bằng tổ hợp của giá trị số lượng tử n và ký hiệu số lượng tử l như sau: 1s, 2s, 2p, 3s, 3d, 4f....

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Theo điều kiện lượng tử hóa không những năng lượng electron trong nguyên tử chỉ có thể có những giá trị nhất định mà cả đám mây electron cũng không thể có hình dạng bất kỳ

Trái lại, hình dạng của đám mây electron được xác định hoàn toàn bằng số lượng tử orbital l.

Số lượng tử orbital (hay còn gọi là số lượng tử phụ hoặc phương vị) cũng có những giá trị nguyên, dương, tuy nhiên số giá trị của nó bị ràng buộc bởi số lượng tử chính n. Thực vậy, đối với mỗi giá trị của n, số lượng tử orbital có những giá trị từ 0 đến (n-1):

l = 0,1,2,3..., (n-1)

Ví dụ: với n = 1 có 1 giá trị là l = 0

n = 2 có 2 giá trị là l = 0 và 1

n = 3 có 3 giá trị là l = 0, 1 và 2

Như vậy, ứng với mỗi giá trị của n có n giá trị khác nhau của l.

Đối với nguyên tử nhiều electron thì các trạng thái năng lượng của những electron ở cùng mức năng lượng không phải hoàn toàn giống nhau mà có khác nhau chút ít do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố mới xuất hiện và được đặc trưng bằng số lượng tử orbital l. Người ta gọi trạng thái năng lượng của electron được đặc trưng bằng giá trị nhất định của l là phân mức năng lượng. Trị số của l càng lớn thì phân mức năng lượng có giá trị càng cao. Những electron trong mỗi lớp lượng tử có cùng phân mức năng lượng họp thành phân lớp lượng tử hay phân lớp electron. Các phân lớp lượng tử (hoặc các phân mức năng lượng) được ký hiệu bằng chữ cái thường như sau

Từ đây trong mỗi lớp electron có n phân lớp electron.

Trạng thái của electron trong nguyên tử tương ứng với những giá trị nhất định của các số lượng tử n và l được biểu diễn bằng tổ hợp của giá trị số lượng tử n và của ký hiệu số lượng tử l như sau: 1s, 2s, 2p, 3s 3d, 4f....

Số lượng tử orbital l xác định hình dạng đám mây electron, nghĩa là ứng với mỗi giá trị của l đám mây electron có hình dạng nhất định. Theo kết quả tính toán của cơ học lượng tử thì các đám mây electron tương ứng trạng thái s (l=0) có dạng khối cầu, tương ứng trạng thái p (l=1) có dạng 2 khối cầu biến dạng tiếp xúc nhau, tương ứng với trạng thái l =2 có dạng bốn khối cầu biến dạng tiếp xúc nhau....Các đám mây ứng với các trạng thái f, g.. có hình dạng phức tạp hơn nhiều.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Hidroxit lưỡng tính

Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như base

Xem chi tiết

Hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

Xem chi tiết

Phản ứng oxi hóa - khử trong hóa hữu cơ

Trong Hóa hữu cơ, những phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa cũng được gọi là phản ứng oxi hóa - khử, cách tính số oxi hóa cho mỗi nguyên tử cũng tuân theo các quy tắc như đối với các hợp chất vô cơ. Tuy nhiên, vì tiêu điểm của sự chú ý tập trung vào phân tử chất hữu cơ (chứ không phải đồng đều cho cả tác nhân vô cơ) nên để xác định đâu là sự oxi hóa, đâu là sự khử người ta thường xem xét sự thay đổi số oxi hóa ở phân tử hợp chất hữu cơ trước và sau phản ứng.

Xem chi tiết

Liên kết kim loại

Liên kết kim loại là liên kết  được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể  do sự tham gia của các e tự do.

Xem chi tiết

Nhiệt độ nóng chảy

Nhiệt độ nóng chảy hay điểm nóng chảy/nhiệt độ hóa lỏng của một chất rắn là nhiệt độ mà khi đạt tới ngưỡng đó thì quá trình nóng chảy của một chất xảy ra, tức là chất đó chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng. Nhiệt độ của thay đổi ngược lại (tức là từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn) gọi là nhiệt độ đông đặc hay điểm đông đặc. Thông thường điểm nóng chảy trùng với điểm đông đặc.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học